Hệ thống trạm gốc

Một phần của tài liệu Quản lý, giám sát và điều khiển thiết bị bằng phần mềm trên Android thông qua mạng điện thoại di động (Trang 39 - 40)

Hệ thống trạm gốc bao gồm các khối chức năng chính là BSC và BTS: BSC (Base Station Controller): Bộ điều khiển trạm gốc.

Bộ điều khiển trạm gốc BSC cung cấp những chức năng thông minh điều khiển mọi hoạt động của hệ thống con vô tuyến. Một BSC có thể điều khiển nhiều BTS. Nó phân phối sự kết nối các kênh lƣu lƣợng (Traffic channel) kèm báo hiệu từ hệ thống chuyển mạch tới các cell vô tuyến BTS, ngoài ra nó còn thực hiện quá trình chuyển giao cùng với MSC.

BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.

Trạm thu phát gốc BTS bao gồm các thiết bị thu phát, anten và xử lý tín hiệu đặc thù cho giao diện vô tuyến. BTS đƣợc thiết lập tại tâm của mỗi tâm của mỗi tế bào, nó thông tin đến các MS thông qua giao diện vô tuyến Um, có nhiệm vụ cung cấp những kết nối vô tuyến giữa MS và BTS để MS có thể thực hiện đƣợc các dịch vụ.

Một bộ phận quan trọng của BTS là TRAU là khối chuyển đổi mã hóa và tốc độ. TRAU (Transcoder/Adapter Rate Unit).

Khối chuyển đổi mã hóa thoại và tốc độ TRAU gồm bộ chuyển đổi mã hóa TC (Transcoder) và bộ tƣơng thích tốc độ RA (Rate Adaptor) thực hiện chuyển đổi luồng 64 kbit/s thoại và dữ liệu tƣơng ứng từ MSC thành luồng thoại, dữ liệu có tốc độ thấp dùng cho giao diện vô tuyến tại BTS là 16 kbit/s.

TRAU là một bộ phận của BTS nhƣng cũng có thể đặt nó cách xa BTS và thậm chí trong nhiều trƣờng hợp nó đƣợc đặt giữa MSC &BSC. Hình 3-2 mô tả các vị trí có thể đặt TRAU. Đối với các nhà khai thác nhƣ Vinaphone, Mobifone, TRAU thƣờng đƣợc đặt gần MSC để tiết kiệm đƣờng truyền dẫn đến BSC qua luồng E1 PCM30.

Hình 3-2: Cấu trúc ghép nối TRAU tại BTS, BSC, MSC

Một phần của tài liệu Quản lý, giám sát và điều khiển thiết bị bằng phần mềm trên Android thông qua mạng điện thoại di động (Trang 39 - 40)