Lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng carbon tích lũy ở vật rơi rụng dưới tán rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

- Xử lý mẫu trước khi sấy: Cân kiểm tra lại sinh khối tươi của mẫu đã thu ngoài thực địa, đánh giá lượng bốc hơi tự nhiên trong quá trình vận chuyển mẫu Băm mẫu nhỏ,

4.3.1. Lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện

Trong thực vật nói chung và cây rừng nói riêng đều tích lũy một lượng carbon nhất định, mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rừng sẽ tích lũy một lượng carbon khác nhau, cây rừng càng nhiều tuổi thì tích lũy càng nhiều carbon và mỗi loài cây rừng, bộ phận khác nhau sẽ tích lũy một lượng carbon khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon trong vật rơi rụng cũng góp phần rất quan trọng trong việc xác định giá trị môi trường từ rừng.

Lượng carbon được tích lũy trong vật rơi rụng (cành, lá, hoa và quả) được tính thông qua hệ số mặc định 0,46. Từ sinh khối khô của vật rơi rụng ta tính được lượng carbon tích lũy thông qua hệ số này bằng cách nhân trực tiếp lượng sinh khối khô với hệ số 0,46. Vậy kết quả về lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng được tổng hợp ở bảng 4.08 sau:

Bảng 4.08. Lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

OTC N/ha (cây) Hvn (m) Dtb (cm)

Lượng carbon tích lũy (tấn/ha)

Cành Lá, hoa, quả Tổng Quân Chu 01 312 8,4 11,51 2,131 1,929 4,060 02 312 8,3 11,86 1,212 0,926 2,138 03 288 8,7 12,59 0,864 0,476 1,340 La Bằng 04 336 8,1 11,65 2,186 2,038 4,224 05 344 8,1 11,53 1,216 0,856 2,071 06 296 8,7 12,36 0,843 0,364 1,207 TB 315 8,4 11,92 1,409 1,098 2,507

Qua bảng 4.08 cho chúng ta thấy: Lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng cành trạng thái rừng IIA tại xã Quân Chu có biến động từ 0,864 đến 2,131 tấn/ha (trung bình 1,402 tấn/ha), xã La Bằng có lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng cành biến động từ 0,843 đến 2,186 tấn/ha (trung bình 1,415 tấn/ha). Vậy lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng cành trung bình của huyện Đại từ là 1,409 tấn/ha .

Lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng lá, hoa, quả trạng thái rừng IIA tại xã Quân Chu có biến động từ 0,476 đến 1,929 tấn/ha (trung bình là 1,110 tấn/ha), xã La Bằng có lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng lá, hoa, quả biến động từ 0,364 đến

2,038 tấn/ha (trung bình là 1,086 tấn/ha). Vậy lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng lá, hoa, quả trung bình của huyện Đại từ là 1,098 tấn/ha .

Vậy lượng carbon tích lũy trong sinh khối vật rơi rụng trạng thái rừng IIA tại huyện Đại Từ có sự khác nhau giữa cành và lá,hoa,quả do sinh khối khô của chúng có sự khác nhau (Bảng 4.05). Lượng carbon tích lũy trong cành thường lớn hơn, khoảng 1,409 tấn/ha; còn đối với lá, hoa, quả khoảng 1,098 tấn/ha. Do lượng carbon được tính bằng cách nhân sinh khối khô với 0,46 nên tỷ lệ phần trăm của các bộ phận này không đổi. Có nghĩa là lượng carbon của cành sẽ chiếm 56,19 % so với tổng lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng; còn của lá, hoa, quả là 43,81 % (Hình 4.02).

Hình 4.03. Lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng carbon tích lũy ở vật rơi rụng dưới tán rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w