Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng kỹ thương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng kỹ thương Việt Nam.DOC (Trang 33 - 35)

Việt Nam

Để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các Ngân hàng buộc phải xây dựng cho ḿnh một chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và NH kỹ thương Việt Nam cũng vậy. Với hoạt động đa dạng của mình đặc biệt là hoạt động tín dụng vì vậy ngân hàng luôn luôn quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được chi nhánh tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín dụng.

Đối tượng cho vay tại ngân hàng rất đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cả hộ gia đình, cá nhân… Điều này đã có tác dụng tích cực giúp cho các doanh nghiệp phát triển được sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách góp phần đấu tranh hạn chế cho vay nặng lăi. Ngoài ra ngân hàng rất coi trọng tới việc thẩm định trước khi cho vay, tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá khả thi hiệu quả dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định

Nguyễn Mạnh Thắng 33 Lớp TCDN-K21

cho vay. Với phương thức cho vay đa dạng như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư…

Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn vay có tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của từng cá nhân, đơn vị, phân loại doanh nghiệp, cho vay có chọn lọc và thường xuyên quan tâm tới công tác thu nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng.

Thực chất vấn đề cho vay vốn của ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay có tăng hay không mà phải xem xét chất lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam cho vay có mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng hạn không. Vì vậy việc đánh giá tình hình vốn vay của Ngân hàng phải được xem xét các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn… và các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng tại Ngân hàng.

Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình tín dụng tại Ngân hàng kỹ thương Việt Nam Số tiền cho vay tại Ngân hàng kỹ thương Việt Nam qua các năm 2008, 2009 có tăng lên đáng kể.

- Năm 2008 doanh số cho vay là 41,580.370 tỷ đồng tăng so với 2008 là 24,869.219 tỷ đồng tương đương với 59.81%.

Như vậy ta thấy rằng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng

tăng lên chứng tỏ bằng sự cố gắng của ban lănh đạo, cán bộ công nhân viên trong thời gian qua chi nhánh đă thu hút được nhiều khách hàng, bằng phương pháp nghiệp vụ và thái độ làm việc của mình Ngân hàng đă tạo được uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.

• Về công tác thu nợ:

- Năm 2007 doanh số thu nợ là 25,465.587 tỷ đồng bằng 71% doanh số cho vay

- Năm 2008 doanh số thu nợ là 49,596.632 tỷ đồng bằng 92% doanh số cho vay

- Năm 2009 doanh số thu nợ là 77,892.167 tỷ đồng bằng 91% doanh số cho vay

• Đối với dư nợ có tăng lên so với các năm:

- Năm 2008 tổng dư nợ là 53,473.554 tỷ đồng tăng 17,686.014 tỷ so với 2007

tương đương với 149%

Nguyễn Mạnh Thắng 34 Lớp TCDN-K21

- Năm 2009 tổng dư nợ là 85,257.678 đồ tăng so với 2008 là 31,784.124 tỷ tương đương với 159%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng kỹ thương Việt Nam.DOC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w