7. Kết cấu tiểu luận
2.2.3. Những vấn đề thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm của sinh hoạt
thế chưa giành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ, do đó chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao.
- Một số ít đảng viên có tư tưởng buông xuông, sớm bằng lòng với hiện tại. Vì vậy, mà việc tự học tự rèn luyện còn giữa chừng.
- Chi bộ chưa đề ra được Nghị quyết sát với thực tế nên nhiều Nghị quyết chưa trở thành hiện thực.
- Những vấn đề thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm của sinh hoạt chi bộ.
2.2.3. Những vấn đề thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm của sinh hoạt chibộ bộ
Qua khảo sát tình hình thực tiễn của sinh hoạt chi ủy chi bộ, Đảng bộ cơ sở, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau.
Bài học thứ nhất: Luôn kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng, phù hợp với từng địa phương đơn vị, thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra của Đảng bộ, chi bộ.
Bài học thứ hai: Luôn không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, chất lượng nghiên
cứu của Đảng bộ, chi bộ, tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH. Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đường lối, chính sách của Đảng. Trước hết là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, đổi
mới nội dung, phân phát học tập và giảng dạy trong hệ thống chính trị, nâng cao thiết thực và hiệu quả của chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ đảng viên.
Bài học thứ ba: Luôn không ngừng xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên
phong, gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, kiên định lập trường giai cấp công nhân, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, năng động sáng tạo góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bài học thứ tư: Luôn thực hiện nghiêm túc, nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi
với tăng cường kỷ luật trong Đảng. Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, tổ chức sinh hoạt nghiêm túc, phương pháp sinh hoạt mềm dẻo, linh hoạt các vấn đề của chi ủy, chi bộ đưa ra dân chủ, thảo luận, mọi đảng viên đều được phát biểu ý kiến của mình, đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Những vấn đề sau khi đươc bàn bạc dân chủ, nói đi đôi với làm, thiểu số phục tùng đa số.
Bài học thứ năm: Mọi đảng viên thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và
hiểu rõ quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, vận động quần chúng nhân dân đạt kết quả cao.
Bài học thứ sáu: Mọi cán bộ đảng viên phải phát huy tinh thần đại đoàn kết
trong nội bộ, các tầng lớp nhân dân, thống nhất cao quan điểm, để khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vươn lên làm chủ bản thân đưa phong trào của Đảng bộ, chi bộ ngày càng phát triển, nâng cao tinh thần học tập tu dưỡng đạo đức, cách mạng, rèn luyện ý chí quyết tâm “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bài học thứ bảy: Các chi ủy, chi bộ phải vận dụng sáng tạo, kết hợp hài hòa,
giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế để giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
CHƯƠNG 3
NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ BẢN LIÊN SƠN XÃ NẬM CÀN
HUYỆN KỲ SƠN TỈNH NGHỆ AN
3.1. Phương hướng nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ bản Liên Sơn từ nay đến năm 2015
* Về phát triển kinh tế từ nay đến năm 2015
Đại hội chi ủy, chi bộ bản Liên Sơn nhiệm kỳ 2010 - 2015 có ý nghĩa trọng đại. Đây là đại hội thể hiện ý chí quyết tâm phấn đấu, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới mạnh mẽ CNH, HĐH giữ vững hệ thống chính trị và ANTT, phát triển toàn diện trên tất cả các mặt, thực hiện tốt chính sách xã hội, công tác xây dựng Đảng, chi ủy, chi bộ, ban quân dân hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 15%
- Bình quân thu nhập (GDP) đến năm 2015: 1 triệu - 1,5 triệu/người/năm - Cơ cấu kinh tế tỷ trọng ngành công nghiệp: Trồng trọt: 60%; chăn nuôi: 30%; dịch vụ nông nghiệp: 10%
* Các chỉ tiêu cụ thể
+ Về trồng trọt
- Lúa: đến năm 2015 đạt 60 - 20 ha - Ngô: đến năm 2015 đạt 20 - 30 ha
- Cỏ voi: đến năm 2015 đạt 20 - 15 ha - Sắn: đến năm 2015 đạt 40 - 45 ha - Đậu, lạc: đến năm 2015 đạt 10 - 15 ha
+ Tổng sản lượng lúa năm 2015 đạt 160 đến 180 tấn, thu ngân sách tăng bình quân hàng năm là 15%, làm mới đường lên bản là 2 km
+ Về chăn nuôi:
- Trâu: đến năm 2015 đạt 20 - 45 ha - Bò: đến năm 2015 đạt 80 - 90 con - Lợn: đến năm 2015 đạt 90 - 100 con - Dê: đến năm 2015 đạt 65 - 70 con
- Gà, vịt: đến năm 2015 đạt 4.000 - 5.000 con
* Lãnh đạo văn hóa, giáo dục y tế
+ Văn hóa: Đến năm 2015: 90% gia đình đạt gia đình văn hóa và củng cố các sân bóng chuyền của bản, sân cầu lông, bóng đá, để tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, văn hóa tinh thần cho quần chúng nhân dân.
+ Giáo dục đào tạo: Đến năm 2015, xây dựng trường mầm non và trường tiểu học trở thành trường theo tiêu chuẩn chung của xã và vận động 100% học sinh trong độ tuổi đi học đến lớp đầy đủ.
+ Y tế: Quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và 100% trẻ em được tiêm phòng đầy đủ.
* Về quốc phòng an ninh
+ 100% quốc phòng, an ninh trật tự toàn bản làng, giữ vững ổn định, không có tình hình nghiện ngập.
* Công tác xây dựng Đảng
+ 100% đảng viên được học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ủy, chính quyền địa phương và của Đảng, Nhà nước cấp trên.
+ 100% đảng viên không vi phạm pháp luật, điều lệ Đảng
+ Từ nay đến năm 2015 công tác phát triển đảng viên mới là từ 7 - 10 đồng chí
* Lãnh đạo ban quản lý bản
+ 100% xây dựng hoàn chỉnh các quy ước, quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội các làng bản
* Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân
+ 100% các chi hội có Nghị quyết sinh hoạt, hàng tháng, hàng quý và trong nhiệm kỳ.
+ 70% các chi hội đạt thành tích xuất sắc
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ bản Liên Sơn
Xuất phát từ thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ bản Liên Sơn, xã Nậm Càn. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Liên Sơn, Đảng bộ xã Nậm Càn, chi ủy, chi bộ cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
* Giải pháp thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao phẩm chất chính trị, kiến thức, năng lực thực tiễn cho đảng viên
Đây là nội dung quan trọng trong nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Vì đây là nhiệm vụ thường xuyên để giáo dục các đảng viên trong chi ủy, chi bộ là biện pháp chủ động nhằm đảm bảo chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Chi ủy, chi bộ phải thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng, trang bị những kiến thức lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ lý luận chính trị, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Coi trọng công tác giáo dục về phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tinh thần cảnh giác cách mạng trước những âm mưu phá hoại Đảng, phá hoại đổi mới bằng “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế hệ thù địch, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ, đảng viên trong chi bộ. Tổ chức tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
* Giải pháp thứ hai: Cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
Chi ủy, chi bộ bản Liên Sơn phải coi đây là giải pháp hết sức cần thiết nhằm giúp đảng viên hiểu rõ về tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên.
Tiêu chuẩn đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X thông qua. Đó là tiêu chuẩn chung cho đảng viên toàn Đảng. Đó cũng là tiêu chí để từng đảng viên phấn đấu, rèn luyện, để đánh giá, phân loại đảng viên, để đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng, để quần chúng phấn đấu và tổ chức xem xét kết nạp họ vào Đảng.
Tiêu chuẩn đảng viên đã được cụ thể hóa phải rõ ràng, không chung chung, trừu tượng và trái với tiêu chuẩn do Điều lệ Đảng quy định. Cụ thể tiêu chuẩn đảng viên hiện nay là:
- Có lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, là người đảng viên phải có lập trường tư tưởng kiên định, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện nghiêm chỉnh quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, suốt đời phấn đấu vì lợi ích của tổ quốc, lợi ích của nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Có kiến thức và năng lực thực tiễn, phải thường xuyên giữ mối đoàn kết, gần gũi với quần chúng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong sạch trong nội bộ, phục tùng tổ chức kỷ luật Đảng.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng, thực dụng, lối sống chạy theo đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, ích kỷ, phải trung thực, tự giác trong công tác, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ khi được phân công.
- Có lối sống lành mạnh, giản dị, trong sáng, phong cách làm việc năng động sáng tạo, được mọi người tín nhiệm.
* Giải pháp thứ ba: Làm tốt công tác quản lý đảng viên, phân công công tác và đánh giá, phân loại đảng viên
Về công tác quản lý đảng viên: Phải nắm chắc, hiểu đúng từng đảng viên và cả đội ngũ đảng viên trong chi bộ, đây là nội dung cơ bản, một yêu cầu mang tính nguyên tắc trong công tác đảng viên. Quản lý đảng viên là nắm chắc đảng viên, là cơ sở quan trọng để xác định nội dung, biện pháp giáo dục, rèn luyện thiết thực, hiệu quả.
Yêu cầu nội dung quản lý đảng viên phải toàn diện, cả về chính trị, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực, cả quá khứ và hiện tại, cả bản thân và gia đình, chi ủy, chi bộ phải thường xuyên nắm được những mối quan hệ hàng ngày, đa dạng của đảng viên. Để nắm chắc hiểu đúng đảng viên, chi ủy, chi bộ phải đề cao trách nhiệm, đi sâu, đi sát đảng viên và quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động, nhất là trong lĩnh vực phân công đảng viên trong lĩnh vực quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của làng bản.
Phải thường xuyên làm tốt việc phân công công tác cho đảng viên gắn với kiểm tra, giúp đỡ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Đây là nội dung cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong nhiều mặt, trong quản lý giáo dục, rèn luyện đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Đánh giá phân loại đảng viên: Đây là một vấn đề quan trọng trong công tác đảng viên và chất lượng sinh hoạt chi bộ, mới động viên khích lệ đảng viên phấn đấu. Xây dựng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, muốn như vậy thì phải đánh giá một cách công tâm, dân chủ và khách quan, theo đúng quy trình đánh giá, hướng dẫn của tỉnh ủy Nghệ An về tiêu chuẩn, phương pháp phân loại đảng viên theo 4 nội dung sau:
+ Về tư tưởng chính trị
+ Về phẩm chất đạo đức lối sống + Về nhiệm vụ được giao
+ Về tổ chức kỷ luật
Quy trình đánh giá: đảng viên tự đánh giá về bản thân, chi ủy, chi bộ đánh giá, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các tổ chức quần chúng. Căn cứ nhiệm vụ được giao về mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Trước khi đánh giá phải cho đảng
viên biết và có ý kiến về vấn đề đánh giá đó. Từ đó phân loại kết quả đảng viên, những đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có thể phân công nhiệm vụ cao hơn để thử thách và ngược lại để đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, đòi hỏi chi bộ phải thường xuyên kiểm tra, quản lý, cần phát huy tính tích cực, chủ động của đảng viên trong học tập và rèn luyện trong thực tiễn.
* Giải pháp thứ tư: Nâng cao chất lượng đảng viên, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Nâng cao chất lượng đảng viên là hoạt động rất quan trọng của chi bộ, có vai trò tác dụng to lớn đối với năng lực và sức chiến đấu của chi bộ, đảm bảo cho mỗi đảng viên và chi bộ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
Thực tế chất lượng sinh hoạt ở chi bộ Liên Sơn trong thời gian quan vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nội dung sinh hoạt có lúc chưa được chuẩn bị chu đáo, chất lượng tiến hành chưa cao, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có khi chưa nghiêm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi ủy, chi bộ cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:
- Phải chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt. Chi ủy phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm chắc tình hình thực tế của bản làng, căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên về những nội dung sinh hoạt: học tập các Chỉ thị, Nghị quyết hay triển khai sản xuất thời vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội, bám sát vào chương trình kế hoạch của cấp ủy trong nhiệm kỳ chuẩn bị nội dung. Trước ngày sinh hoạt mỗi đảng viên phải được thông báo nội dung sinh hoạt để chuẩn bị đóng góp ý kiến, thảo luận kỹ hơn, các vấn đề đưa ra thảo luận phải được thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, Bí thư chi bộ phải hướng dẫn đảng viên thảo luận dân chủ, thẳng thắn, làm rõ đúng sai, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ.
- Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ, nắm vững diễn biến của buổi sinh hoạt, đảm bảo 2/3 thời gian thảo luận đúng trọng tâm, trọng điểm, tạo điều kiện để nhiều đảng viên được tham gia phát biểu trình bày ý kiến của mình.
- Sau khi có Nghị quyết của chi ủy, chi bộ cần có kế hoạch cụ thể, phân công công tác cho từng đảng viên và tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Giải pháp thứ năm: Thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên