Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đống Đa vẫn còn những mặt hạn chế. Đó là :
- Mất cân đối lớn về nguồn vốn ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế còn mất cân đối giữa nghiệp vụ nhập khẩu và xuất khẩu, kéo theo sự mất cân đối về nguồn ngoại tệ, việc cân đối ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn dựa vào nguồn mua từ Sở Quản lý Kinh doanh vốn và ngoại tệ, hạn chế tính chủ động trong việc thanh toán và Chi nhánh phải chịu thêm chi phí để trả phí mua bán nội bộ.
Nhìn qua biểu đồ sau, chúng ta sẽ nhận thấy sự mất cân đối rõ nét giữa thanh toán hàng nhập khẩu và xuất khẩu ở Chi nhánh
Biểu đồ 2.7 Tổng doanh số XK, NK của NHNo&PTNT Đống Đa Đơn vị : USD
Việc đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở tự đào tạo, các chương trình đào tạo về nghiệp vụ của NHNo&PTNT Việt Nam cũng chưa bao quát đầy đủ, do đó so với các NHTM khác thì hoạt động này của Chi nhánh còn rất non trẻ và hầu hết các cán bộ làm nghiệp vụ đều phải vừa học, vừa làm, vừa nghiên cứu để triển khai nghiệp vụ mới, kinh nghiệm để xử lý những vấn đề phức tạp hoặc những tranh chấp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ còn chưa nhiều. Kiến thức về luật thương mại quốc tế, các thông lệ quốc tế trong ngoại thương còn thiếu.
- Chưa xây dựng các điều kiện cạnh tranh hơn các điều kiện doanh nghiệp XNK đang hưởng
Với vị thế là một chi nhánh đóng tại trung tâm là nơi tập trung nhiều ngân hàng lớn kể cả trong và ngoài nước làm cho các Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thị khách hàng do không thể đưa ra các điều kiện cạnh tranh hơn các điều kiện mà các doanh nghiệp XNK đang hưởng ở các NHTM khác như hiện nay, NHNo&PTNT Đống Đa đều áp dụng một biểu phí theo quy định. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển nghiệp vụ TTQT tại Chi nhánh.
- Chưa đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế
Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế ở Chi nhánh còn rất ít: mới áp dụng được cho vay ký quỹ, bảo lãnh. Còn các hình thức như: Chiết khấu bộ chứng từ, cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở... Chi nhánh vẫn chưa thực sự áp dụng được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh số thanh toán quốc tế xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất ít, không đáng kể. Ngoài ra hiện nay, Chi nhánh chưa có hình thức: chiết khấu bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Trong khi đó, hình thức này đã được áp dụng tại ngân hàng ngoại thương khá lâu. Còn hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu như cho vay dựa trên bộ hồ sơ thanh toán để giúp nhà xuất khẩu sản xuất hàng, thì được áp dụng không phổ biến và rất ít.
Mặc dù đến nay, Chi nhánh được đầu tư công nghệ ngân hàng khá hiện đại, nhưng so với yêu cầu hiện đại hóa ngân hàng ngày nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Các công việc thống kê, quản lý hồ sơ khách hàng, lưu tài liệu, quản lý dữ liệu tập trung của khách hàng, từng mặt hàng còn dựa vào thủ công , sổ sách phức tạp. Ngoài việc soạn điện SWIFT thì các công đoạn giao dịch hầu hết đều quản lý thủ công. Điều này gây không ít khó khăn cho Chi nhánh trong việc quản lý, cũng như phục vụ khách hàng, nhanh chóng, chính xác, và chuyên nghiệp.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA