Có nhiều dạng khuyết tật mà mỗi dạng lại có các mức nặng nhẹ khác nhau và mỗi loại khuyết tật đó có các nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân gây nên khuyết tật đợc chia thành ba nhóm bao gồm các nhân tố sinh học, các nhân tố di truyền và các tai nạn. Trong nghiên cứu tình hình khuyết tật tại Việt Nam năm 1999 các nhà điều tra đã tổng kết có 4 nhóm nguyên nhân bao gồm: Nhóm nguyên nhân bẩm sinh, nhóm nguyên nhân bệnh tật, nhóm nguyên nhân tai nạn và các tác nhân môi trờng. Đây chính là căn cứ để chúng tôi đa ra 4 nhóm nguyên nhân chính trong báo cáo này bao gồm nguyên nhân bẩm sinh, tai nạn, bệnh tật và các nguyên nhân khác. Bẩm sinh 69,37 Bệnh Tật 15,86 Tai nạn 11,83 Nguyên nhân khác 2,95
Hình 5. Tỷ lệ nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
Trong số những nguyên nhân nói trên thì 2 nguyên nhân đầu là do bẩm sinh và bệnh tật đã chứa đựng trong đó nguyên nhân của hậu quả chiến tranh, nhất là hậu quả của chất độc hóa học, vì nhiều ngời tham gia chiến tranh bị hậu quả của chất độc hóa học sau này sinh con bị dị tật, dị dạng và đợc xếp vào nhóm bẩm sinh, thậm chí có hàng nghìn ngời sinh 2 con đều bị di tật, dị dạng. Mặt khác, một số ngời sinh con ra lúc đầu bình thờng nhng sau một thời gian đứa trẻ bị bệnh tật và ngời ta xếp
vào nhóm bệnh tật, những nguyên nhân sâu xa của nó chính là hậu quả của chất độc hóa học, đặc biệt là chất đioxin và hậu quả của chiến tranh.
ở Việt Nam, tỷ lệ khuyết tật do chiến tranh chiếm tỷ lệ rât lớn gần 26%. Do nớc ta phải trải qua một thời gian chiến tranh dài nên các tổn thơng do chiến tranh hoặc các tai nạn liên quan đến chiến tranh góp phần đáng kể vào tình trạng khuyết tật. Nhng gần đây, tai nạn giao thông và bệnh liệt não làm tăng đáng kể số lợng ngời tàn tật ở nớc ta trong khi đó khuyết tật do chiến tranh bắt đầu ít nổi bật hơn. Đồng thời các bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm virus dẫn đến khuyết tật cũng ngày một gia tăng. Theo dự báo của Chính phủ thì trong những năm tới tỷ lệ NKT trên tổng số dân sẽ tăng do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp và do ô nhiễm môi trờng gây nên bởi quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Bảng 7. Tỷ lệ giữa nguyên nhân KT với các loại KT
Loại KT Bẩm sinh Tai nạn Bệnh Tật
Nguyên nhân khác n % n % n % n % Khó khăn về vận động 4.165 23,68 1.449 48,30 833 20,71 165 22,09 Khó khăn về nhìn 1.666 9,47 534 17,80 272 6,76 194 25,97 Khó khăn về nghe 570 3,24 66 2,20 83 2,06 63 8,43 Khó khăn về nói 1.135 6,45 12 0,40 34 0,85 6 0,80 Khó khăn về học 2.221 12,63 60 2,00 230 5,72 50 6,69 Bất thờng thần kinh 3.284 18,67 508 16,93 1.824 45,35 168 22,49 Đa khuyết tật 4.551 25,87 371 12,37 764 18,55 101 13,52 Tổng cộng 17.592 100 3.000 100 4.022 100 747 100
Từ bảng số liệu trên thấy rằng nguyên nhân gây khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất là bẩm sinh 69,37%, tiếp theo là nguyên nhân do bệnh tật 15,86%, nguyên nhân do tai nạn chỉ chiếm 11,83% và các nguyên nhân khác chiếm 2,95%. Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Thơng binh và Xã hội năm 2006 cho thấy nguyên nhân dẫn đến bệnh tật ở Việt Nam bao gồm: Nguyên nhân bẩm sinh 35,8%, bệnh tật
32,34%, hậu quả chiến tranh 25,56%, tai nạn lao động 3,49%, tai nạn giao thông 1,16% và các nguyên nhân khác chiếm 1,57%.
Trong nguyên nhân bẩm sinh dạng khuyết tật phổ biến là đa khuyết tật 25,87% và khó khăn về vận động 23,68%. Còn ở nhóm nguyên nhân do tai nạn, dạng khuyêt tật gặp nhiều nhất là khó khăn về vận động chiếm tới 48,30%. Ngoài ra, trong nguyên nhân tai nạn các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp hơn là khó khăn về nhìn 17,80%, dạng bất thờng thần kinh 16,93% và dạng đa khuyết tật chiếm 12,37%. Ngợc lại, ở nhóm nguyên nhân do bệnh tật, dạng bất thờng thần kinh có tỷ lệ cao nhất lên tới 45,35%, các dạng khó khăn về vận động chiếm 20,71% và đa khuyết tật chiếm 18,55%. Trong các nguyên nhân khác, dạng khuyết tật phổ biến nhất là bất thờng thần kinh 22,49% và thấp nhất là dạng khó khăn về nói 0,8%.