Xây dựng định chế pháp luật cơ bản làm nền tảng cho hoạt động ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu cai canh hanh chinh 5.pdf (Trang 50 - 51)

- Đối với chi thường xuyê n: xét về cơ cấu trong tổng số chi ngân sách nhà nước thì tỷ trọng chi thường xuyên có xu hư ớng giảm, song xét về quy

b, Xây dựng định chế pháp luật cơ bản làm nền tảng cho hoạt động ngân sách nhà nước.

b, Xây dựng định chế pháp luật cơ bản làm nền tảng cho hoạt độngngân sách nhà nước. ngân sách nhà nước.

Quá trình cải cách ngân sách ở Việt nam kể từ khi bắt đầu đổi mới cho đến nay đ∙ đạt được những tiến bộ rất cơ bản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu và một số việc mới chỉ mang tính thí nghiệm hoặc mới chỉ thực hiện một cách cục bộ. Vấn đề là Nhà nước cần có một chính sách về ngân sách hoàn chỉnh được thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy có tính pháp lý cao và đảm bảo tính đồng bộ, tính cân đối trong tổng thể các quan hệ của Nhà nước nói chung và các quan hệ tài chính - tiền tệ nói riêng. Các thể chế này không chỉ dừng ở điều hành vĩ mô mà phải là các quy chế, quy trình, thủ tục cụ thể và đặc biệt là phải xây dựng cả bộ máy vận hành, thực hiện nó một cách có hiệu quả tức là phải bao hàm cả việc quy định chức trách, nhiệm vụ, tức là có liên quan đến viện tổ chức bộ máy và cán bộ của Nhà nước.

Tháng 3/1991, Chính phủ đ∙ chỉ đạo thành lập ban soạn thảo Luật ngân sách nhà nước. Qua 5 nghiên cứu với rất nhiều lần thảo luận, với các Bộ, với các địa phương, các chuyên gia trong và ngoài nước và xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự án Luật ngân sách nhà nước đ∙ được Chính phủ trình ra Quốc hội. Sau khi thảo luận và tu chỉnh, Quốc hội đ∙ thông qua toàn văn Luật này vào ngày 20/3/1996 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997.

Luật Ngân sách nhà nước ra đời nhằm để quản lý thống nhất nền tài chính

quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử

dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng x∙ hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế x∙ hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an

ninh, đối ngoại. Nội dung của Luật bao trùm toàn bộ nội dung hoạt động của ngân

nước; trong đó xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực ngân sách, quy trình lập dự toán, quy trình cấp phát...

Sau gần 4 năm thực hiện Luật (1997 - 2000), đến nay có thể tạm đánh giá

những cải cách cơ bản trong hoạt động tài chính - ngân sách do Luật đem lại là :

- Xử lý một cách căn bản vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nước vốn hết sức gay cấn trước đây thông qua việc ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho mỗi cấp chính quyền (tương ứng là một cấp ngân sách), xác định rõ mối quan hệ giữa ngân sách cấp trên - cấp dưới, quan hệ trung ương - địa phương, nâng cao vai trò và trách nhiệm quản lý l∙nh thổ, ngân sách của chính quyền cơ sở. Qua đó tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện ngân sách cấp mình, khai thác và phát huy tốt lợi thế, tiềm năng sẵn có ở địa phương; đồng thời, với việc phân định ổn định này cũng khắc phục cơ bản cơ chế bất ổn định trước đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quản lý ngân sách nhà nước phân tán, tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên.

- Quy trình lập dự toán được bắt đầu từ cơ sở (từ dưới lên), cấp dưới phải chịu trách nhiệm tính toán nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi trong dự toán sao cho phù hợp, sát thực tế đơn vị trên cơ sở khai thác và phát huy hết tiềm năng tại chỗ, phải bảo vệ dự toán với cơ quan cấp trên...

Một phần của tài liệu cai canh hanh chinh 5.pdf (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)