Quản lý tài sản cố định và dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.DOC (Trang 27 - 33)

Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh, vấn đề tiên quyết ngay từ giây phút ban đầu là phải biết lựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. Điều này đòi hỏi khả năng nhận biết, khả năng nhạy bén để nắm được các luồng thông tin, xác định được nhu cầu thực của xã hội. Phương án sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường, dự kiến được mức dao động của thị trường, đối thủ cạnh tranh… để từ đó, quyết định quy mô, chủng loại, chất lượng, giá cả của sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường.

Trên cơ sở phương án sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường đó, người quản lý doanh nghiệp phải ra các quyết định đầu tư vào dự án nói chung và tài sản cố định nói riêng (sau đây gọi chung là dự án) để:

- Đầu tư mới tài sản cố định tăng quy mô chủng loại của sản phẩm, dịch vụ;

- Đầu tư thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí;

- Đầu tư để mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang thị trường mới hoặc sản phẩm mới

Ý tưởng về một dự án đầu tư thường xuất phát từ mục đích của dự án đó, tuy nhiên, khi phân tích xem có nên đầu tư vào một dự án hay không, ta không chỉ xem xét đến mục đích mà còn phải xem xét về hiệu quả về mặt tài chính của dự án đó. Đôi khi, nhiều dự án đều có hiệu quả tài chính cùng được đề xuất cùng một lúc, khi đó, việc lựa chọn dự án ngoài mục đích, hiệu quả tài chính còn phải cân nhắc về chi phí cơ hội để đưa ra quyết định.

Quy trình phân tích và quyết định đầu tư.

Phân tích và quyết định đầu tư là quá trình lập kế hoạch cho một khoản chi đầu tư có sinh lời kỳ vọng liên tục trong nhiều năm. Việc thực hiện các dự án sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền chung của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, cơ sở để đánh giá hiệu quả của dự án là dòng tiền dự tính của doanh nghiệp và tỷ suất chiết khấu hợp lý để quy đổi dòng tiền ở các thời điểm khác nhau về cùng một mốc chung để so sánh.

Sơ đồ 1.3. Lưu đồ quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư

Xác định dự án

Tìm kiếm cơ hội và đề xuất đầu tư

Đánh giá dự án

Ước lượng và phân tích dòng tiền Lựa chọn tiêu chuẩn quyết định (NPV, IRR, PBP) Ra quyết định Chấp nhận đầu tư hay từ chối

Tiêu chuẩn quyết định đầu tư.

Tiêu chuẩn quyết định đầu tư dự án là căn cứ dựa vào đó để người quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối đầu tư dự án. Khi xem xét quyết định định đầu tư bao giờ người ta cũng xem xét đến lợi ích và chi phí với nguyên lý đơn giản là chấp nhận đầu tư nếu lợi ích thu được từ dự án lớn hơn chi phí đầu tư dự án.

Để vận dụng nguyên lý này, ta phải ước lượng dòng tiền của dự án và quy đổi chúng về cùng thời điểm để xem xét. Khi ước lượng dòng tiền, phải chú ý xử lý đúng các yếu tố liên quan: Chi phí cơ hội; Chi phí chìm; Chi phí lịch sử; Vốn lưu động; Thuế thu nhập; Các chi phí gián tiếp; Lạm phát dự kiến.

Dựa vào dòng tiền, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá và quyết định đầu tư:

- Thời gian hoàn vốn:

Là thời gian cần thiết để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu cho dự án. Nói cách khác, thời gian hoàn vốn cho biết phải mất bao nhiêu năm để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư cho dự án. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu.

- Giá trị hiện tại ròng (NPV):

Giá trị hiện tại ròng của một dự án được xác định bằng tổng hiện giá dòng tiền của dự án với tỷ suất chiết khấu thích hợp trừ đi chi phí đầu tư ban đầu cho dự án:

o n t t t CF r FCF NPV − + =∑ =1 (1 )

Trong đó: n là thời hạn dự án; FCFt là dòng tiền ròng năm t, r là tỷ suất chiết khấu của dự án, CFo là số tiền đầu tư ban đầu.

NPV là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó chính là giá trị gia tăng mà một dự án mang lại cho doanh nghiệp. Với một dự án có NPV > 0, với tỷ suất chiết khấu r, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án lớn hơn chi phí đầu tư cho dự án, do đó, doanh nghiệp có thể chấp nhận đầu tư dự án. Với dự án có NPV = 0, với tỷ suất chiết khấu r, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án bằng chi phí đầu tư cho dự án, do đó, dự án tạo ra cho doanh nghiệp tỷ suất sinh lời đúng bằng tỷ suất chiết khấu, nên doanh nghiệp cũng có thể chấp nhận đầu tư dự án. Nếu dự án có NPV < 0 có nghĩa là với tỷ suất chiết khấu r, hiện giá thu nhập từ dự án nhỏ hơn chi phí đầu tư dự án, doanh nghiệp nên từ chối đầu tư dự án.

Trong trường hợp các dự án đề xuất có cùng tính chất, mục đích và quy mô, dự án nào có NPV lớn hơn sẽ được lựa chọn đầu tư.

- Chỉ số khả năng sinh lợi:

Chỉ tiêu chỉ số khả năng sinh lợi là tỷ số giữa tổng hiện giá dòng tiền và chi phí đầu tư dự án:

o n t t t CF r FCF PI ∑ = + = 1 ) 1 /(

Dự án sẽ được xem xét chấp nhận nếu PI ≥ 1 và dự án bị bác bỏ nếu PI < 1.

- Tỷ suất sinh lợi nộ bộ (IRR):

Tỷ suất sinh lợi nội bộ là suất chiết khấu làm cho hiện giá dòng tiền thu nhập từ dự án bằng với chi phí đầu tư dự án. Nói cách khác, tỷ suất sinh lợi nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó, NPV = 0.

Tỷ suất chiết khấu nội bộ được tính dựa theo công thức: 0 ) 1 ( 1 = − + =∑ = o n t t t CF IRR FCF NPV

Sau đó, giải phương trình này để tính IRR. IRR chính là suất sinh lợi thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy, dự án đầu tư được chấp nhận khi IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất sinh lợi yêu cầu (tỷ suất chiết khấu).

- Tỷ suất sinh lợi nội bộ có hiệu chỉnh (MIRR).

Tỷ suất sinh lợi nội bộ có hiệu chỉnh là tỷ suất sinh lợi làm cho hiện giá của dòng tiền chi ra cho đầu tư dự án bằng với hiện giá giá trị tới hạn của dòng tiền thu về từ dự án.       = ) (OFt PV TV MIRR

Trong đó, TV là giá trị tới hạn của dòng tiền thu về từ dự án, nếu dòng tiền thu từ dự án là IFt thì TV được tính bằng công thức:

∑= = − + = n t t n t r IF TV 1 ) ( ) 1 (

PV(OFt) là hiện giá dòng tiền chi ra cho dự án, n là số năm hoạt động của dự án.

Dự án đầu tư được chấp nhận khi MIRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất sinh lợi yêu cầu (tỷ suất chiết khấu).

Quyết định đầu tư.

Để quyết định đầu tư dự án, ta phải sử dụng các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu điểm, nhược điểm của nó. Thông thường, ba chỉ tiêu NPV, IRR và thời gian hoàn vốn thường được sử dụng để ra quyết định đầu tư. Sự kết hợp cả ba chỉ tiêu này cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Tuy nhiên, ở mọi doanh nghiệp, nguồn lực đều có hạn, do vậy, cần có sự lựa chọn và phân phối nguồn lực hợp lý. Do vậy, trong phân tích và quyết định đầu tư dự án, chúng ta phải xem xét các chỉ tiêu với trình tự lựa chọn dự án như sau:

- Tính chỉ số PI cho tất cả các dự án đề xuất - Sắp xếp chỉ số PI từ cao xuống thấp;

- Bắt đầu từ dự án có PI cao nhất, các dự án sẽ được lựa chọn theo thứ tự cho đến khi toàn bộ ngân sách được sử dụng hết. Trong trường hợp ngân sách không sử dụng hết do dự án cuối cùng có vốn đầu tư lớn hơn ngân sách, ta phải tìm một tổ hợp vài dự án nhỏ đảm bảo có NPV cao nhất và sử dụng hết ngân sách.

Quản lý nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn

a. Quyết định nguồn vốn.

Quyết định nguồn vốn gồm có quyết định nguồn vốn ngắn hạn và quyết định nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, trong tài chính doanh nghiệp, người ta quan tâm nghiên cứu quyết định nguồn vốn dài hạn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Quyết định nguồn vốn dài hạn bao gồm những quyết định xem doanh nghiệp nên huy động bao nhiêu vốn chủ sở hữu và bao nhiêu vốn vay, quyết định loại vốn nào doanh nghiệp nên sử dụng để tài trợ cho việc mua sắm đầu tư tài sản nào và quyết định thời điểm huy động các nguồn vốn đó.

Trong những năm gần đây, người ta thấy rằng, quyết định nguồn vốn cũng có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và có ít nhất ba cách quyết định nguồn vốn:

- Phát hành cổ phiếu hoặc phát hành chứng khoán phức hợp như phát hành cổ phiếu kèm theo quyền chọn. Trong trường hợp này, chứng khoán phức hợp vừa cung cấp nguồn tài trợ, vừa tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

- Tài trợ bằng nguồn vốn vay: gia tăng chi phí lãi vay hợp lý, tạo ra được lá chắn thuế cho doanh nghiệp.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu: Với tư cách là nhà phát hành trên thị trường, doanh nghiệp không ngừng phát triển ra những công cụ huy động vốn mới tung ra thị trường: Trái phiếu không trả lãi định kỳ, kỳ phiếu, trái phiếu có quyền chọn bán… Những loại chứng khoán mới này không chỉ đơn thuần là sự gộp đôi lại của những chứng khoán hiện hữu mà thỏa mãn được sở thích của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.DOC (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w