THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY (xét theo các thuộc

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Trang 31 - 33)

cơ bản.)

1. Chuyên môn hóa công việc

Cơ cấu Ngân hàng thể hiện sự chuyên môn hóa và tổng hợp hóa rất rõ biểu hiện thông qua tính độc lập của các phòng ban trong cơ cấu. Tổng hợp hóa cao trong công việc có sự kết hợp với việc thực hiện chuyên môn hóa giúp nhân viên dễ thích nghi với những biến động của môi trường bên ngoài, điều đó mang lại những phản ứng tích cực với biến động. Một số phòng ban có khối lượng công việc nhiều: Phòng tổ chức hành chính vừa phải lo các công việc hành chính của Ngân hàng lại vừa phải lo tới việc quản lý cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác trong quá trình hoạt động của Ngân hàng mà chuyên môn hóa mang lại khả năng sáng tạo cao hơn của nhân viên trong công việc thực hiện chức năng của mình. Tuy vậy cơ cấu hiện nay khó đảm bảo trình độ chuyên môn cho nhân viên cũng như đào tạo kỹ năng đối với những nhân viên còn yếu kém. Chuyên môn hóa tạo sự chuyên sâu trong công việc đối với các nhân viên, cơ cấu tránh cho nhân viên sự nhàm chán trong công việc của mình song điều đó cũng gây ra thách thức phải đối mặt với áp lực, mệt mỏi dẫn đến năng suất lao động giảm.

2. Bộ phận và các mô hình tổ chức bộ phận

Cơ cấu tổ chức được xây dựng theo mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược, mô hình mang tính độc lập cao từ đó Ngân hàng có thể vận dụng nguồn nhân lực cao để thực hiện mục tiêu mang tính linh hoạt chọn gói. Tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức cao dễ ứng phó trước những thay đổi mang tính bất ngờ của môi trường bên ngoài. Cơ cấu thể hiện được sự tập trung nguồn lực vào những khâu xung yếu ví dụ như phát triển mạng lưới và tổ chức hành chính. Tuy vậy dễ gây ra những sự trùng lặp lãnh đạo, không rõ ràng trong khâu quản lý, hiện tượng trùng lặp của cán bộ quản lý. Cơ cấu còn thể hiện sự không bền vững.

3. Xét theo cấp quản lý và tầm quản lý

Mô hình cơ cấu của Ngân hàng được xây dựng theo mô hình cơ cấu nằm ngang nên tầm quản lý của một số nhà quản lý là tương đối rộng. Thực tế là bộ máy quản lý của Ngân hàng xét theo cơ cấu hiện tại là tương đối ít so với khối lượng công việc rất lớn. Nhiệm vụ của Giám Đốc là tương đối rộng khi mà phải trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng trong Ngân hàng vì thế tạo ra nhưng khó khăn vất vả và kém hiệu quả. Ảnh hưởng là do sự quản lý theo phi tập trung, chỉ đạo không đến trực tiếp và chính xác tới từng nhân viên trong các phòng ban.

4. Xét theo mối quan hệ quyền hạn và phân bổ quyền hạn

Sự phân bổ quyền hạn của cán bộ quản lý trong Ngân hàng được phân định dựa theo chuyên môn, nghiệp vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý như sau:

-Phòng Tổ chức hành chính: Có thể ra quyết định tuyển chọn nhân viên cho Ngân hàng, cân đối trong Ngân hàng, xây dựng các bảng lương cho các bộ phận trong bộ máy quản lý của Ngân hàng

-Phòng Tài chính và kế toán có thể ra các quyết định về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài chính phát sinh trong Ngân hàng.

-Phòng kế hoạch tổng hợp đưa ra các kế hoạch về tổ chức cũng như nguồn nhân lực cho tổ chức.

Sự phân bổ quyền hạn từ cán bộ quản lý cao nhất ở đây là Ban Giám Đốc xuống tận các phòng ban tạo sự thống nhất mệnh lệnh, tăng sự nhất quán trong các chính sách, khả năng kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới. Tuy vậy các quyền hạn của từng cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý của Ngân hàng chỉ được thực hiện ở một chừng mực nhất định nào đó mà vượt quá mức đó thì đòi hỏi việc thực hiện các quyết định của từng cán bộ quản lý phải được sự thống nhất của cán bộ quản lý cấp cao nhất. Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng của các quyết định mang tính chiến lược và sự quan tâm tính tích cực, sáng tạo trong quản lý. Nói cách khác, hình thức phân phối quyền lực (tham mưu ) của Ngân

hàng được tổ chức theo kiểu tập quyền mà ở đó quyết định quan trọng được ra bởi cán bộ quản lý cấp cao và các quyết định khác được điều tiết, kiểm tra.

5. Sự phối hợp giữa các bộ phận bên trong tổ chức

Mối liên hệ giữa các bộ phận bên trong tổ chức là riêng lẻ,duy trì mối liên hệ được gắn kết thông qua cán bộ quản lý cấp cao nhất. Tổ chức xây dựng các kế hoạch chi tiết cụ thể đối với từng phòng ban và rõ ràng về quyền hạn trách nhiệm. Sự giám sát và ra quyết định trực tiếp là của nhà quản lý cấp cao, nhân viên cũng như các cán bộ quản lý cấp dưới phải tuân thủ và chấp hành quyết định của cấp trên.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w