Đặc tính chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống cao lương tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, thích ứng của tập đoàn cao lương ngọt trong thời vụ tháng 5 tại thái nguyên (Trang 33 - 35)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đặc tính chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống cao lương tham gia thí nghiệm

lương tham gia thí nghiệm

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: rét, khô hạn, bão lũ...do vậy đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng đặt ra trong các chương trình chọn tạo giống cao lương mới cũng như trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất.

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Cây cao lương là cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng trong suốt quá trình sống nó chịu sự phá hoại của rất nhiều loại sâu bệnh. Chúng phá hại từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, điển hình là giai đoạn cây con sau trồng bị sâu xám phá hoại nếu không chú ý tiêu diệt sẽ gây thiệt hại đến diện tích cây trồng. Nước ta là một nước nhiệt đới ẩm, mưa nhiều làm cho vòng đời phát triển của sâu bệnh ngắn lại, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hoại càng nghiêm trọng hơn. Mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, giống và kỹ thuật canh tác.

Trong những năm gần đây do tăng vụ trong quá trình sản xuất đã tạo ra nguồn thức ăn quanh năm vì vậy sâu bệnh có điều kiện phát triển hơn. Việc săn

bắt động vật bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái và việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định làm cho sâu bệnh có khả năng kháng thuốc, nhờn thuốc cho nên việc bảo vệ cây trồng chống chịu được sâu bệnh là vấn đề cấp bách. Do vậy biện pháp diệt trừ sâu bệnh vừa có hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi sinh và sức khỏe con người là phải tiến hành phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp tổng hợp. Ví dụ như:

- Cày ải, phơi đất trước khi trồng, dọn dẹp cỏ dại.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh kịp thời, từ đó có các biện pháp phòng trừ tránh lây lan và tái phát.

- Chọn tạo được các giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và cho năng suất cao.

Việc đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống cao lương thí nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Do vậy, ngoài việc tuyển chọn các giống theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt cần chọn ra các giống có khả năng kháng sâu bệnh để hạn chế tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, vừa không gây ngộ độc cho con người, vừa làm giảm chi phí đầu vào từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất ethanol.

Trong thí nghiệm này để đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống làm cơ sở cho quá trình chọn tạo giống mới chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến sâu hại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống cao lương tham gia thí nghiệm

TT Giống Sâu đục thân (% số cây bị đục) Rệp muội (% số cây bị hại) Chống đổ (điểm 1- 5) 1 B5 10,7 32,5 2 2 B10 7,5 26,1 3 3 B11 10,4 48,6 2 4 B12 9,3 30,4 3 5 B14 6,8 41,8 2

6 B21 13,6 46,1 2

7 B22 11,4 37,5 2

8 B24 5,4 29,3 2

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, thích ứng của tập đoàn cao lương ngọt trong thời vụ tháng 5 tại thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w