HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI:

Một phần của tài liệu Báo cáo kỹ thuật vật liệu magnetic ceramic (Trang 28 - 29)

Các xu thế đang thu hút nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về ngành từ học:

1. Các màng mỏng ghi từ mật độ cao

Ứng dụng trong các ổ cứng lưu trữ thông tin. Đó là các màng mỏng từ (có tính chất từ cứng) mà tiêu biểu là màng FePt và màng CoPt với tính từ cứng rất cao, độ bền và khả năng chống mài mòn, chống ôxi hóa tốt. Hiện nay, xu thế đang tập trung là nâng cao mật độ ghi từ (phổ biến đang là 100Gbin2 nâng đến Tbin2 bằng cách ghi vuông góc với bề mặt màng và giảm kích thước các bit từ. Ở VN có 2 nhóm làm về vấn đề này là Nhóm của GS Nguyễn Châu, GS Nguyễn Hoàng Lương ở Trung tâm KHVL (ĐHQGHN) và nhóm của GS. Nguyễn Phú Thùy, Thân Đức Hiền ở Viện ITIMS (ĐHBKHN). Còn rất nhiều vấn đề về thực nghiệm và lý thuyết còn chưa được làm sáng tỏ.

2. Các vật liệu từ nano tổ hợp có tính chất siêu mềm và siêu cứng (nam châmnano) nano)

Nhóm này nghiên cứu các vật liệu từ tổ hợp kích thước nano có tính chất từ mềm tuyệt vời, hoặc các nam châm nano có phẩm chất cao, giá thành thấp và độ bền lớn. Ở VN có nhóm của GS. Nguyễn Châu và GS Nguyễn Hoàng Nghị (Viện VLKT, ĐHBKHN) nghiên cứu. Trên thế giới, nghiên cứu cả về ứng dụng, cơ bản và lý thuyết đều đang trong giai đoạn phát triển mạnh.

3. Các vật liệu từ nhiệt cho máy lạnh từ không ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng4. Vật liệu có hiệu ứng từ trở khổng lồ, công nghệ spintronics 4. Vật liệu có hiệu ứng từ trở khổng lồ, công nghệ spintronics

Nghiên cứu về các vật liệu khối, màng mỏng có hiệu ứng từ trở khổng lồ, ứng dụng trong các đầu đọc tốc độ cao, bộ nhớ RAM từ điện trở... Đây đang là công nghệ mới của TK 21.

Ở VN, có khá nhiều nhóm làm vấn đề này là nhóm của GS. Nguyễn Hữu Đức (ĐHQGHN), GS Nguyễn Châu, Nguyễn Hoàng Lương, GS. Nguyễn Phú Thùy, GS. Nguyễn Xuân Phúc...

Ngoài ra, công nghệ spintronic còn có phần nghiên cứu về các vật liệu bán dẫn pha loãng từ (bán dẫn mang tính chất từ)

5. Các vật liệu có hiệu ứng từ giảo ứng dụng trong công nghệ vi cơ

Từ giảo là sự thay đổi kích cỡ, hình dạng của vật liệu dưới tác dụng của từ trường. Chuyên gia lớn của VN về vấn đề này là GS. Nguyễn Hữu Đức, trước đây là Trưởng PTN Nhiệt độ thấp, ĐHKHTN (ĐHQGHN), nay đã là Hiệu trưởng trường ĐHCN (ĐHQGHN).

6. Các chất lỏng từ ứng dụng trong công nghệ y sinh

Về vấn đề này, ở VN mới chỉ bắt đầu nghiên cứu. Có 1 số nhóm như nhóm của GS. Nguyễn Châu và TS. Nguyễn Hoàng Hải (Trường ĐHKHTN), nhóm của GS. Thân Đức Hiền...

IX. KẾT LUẬN:

Từ học là một môn khoa học lâu đời và đến giờ vẫn là một chủ đề nóng trong khoa học và công nghệ trên thế giới do khả năng ứng dụng hết sức to lớn trong cuộc sống cũng như công nghệ. Bài viết của tôi không phải là một bài báo khoa học, mà chỉ là một bài giới thiệu tóm tắt và hết sức sơ lược về từ học. Ở ViệtNam, từ học cũng là một ngành phát triển mạnh trong vật lý và đến bây giờ đang thu hút rất đông đội ngũ nghiên cứu vật lý ở Việt Nam. Có thể kể đến 1 số nhóm rất mạnh như nhóm của GS. Nguyễn Châu ở Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN), nhóm của GS. Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Phú Thùy (Đại học Công nghệ, ĐHQGHN), nhóm của GS. Thân Đức Hiền (Viện Itims, ĐHBKHN), nhóm của GS. Nguyễn Hoàng Nghị (Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐHBKHN), hay nhóm của GS. Nguyễn Xuân Phúc (Viện Khoa học Vật liệu, Viện KH&CN VN)... Tuy nhiên, một điều đáng buồn là việc triển ứng dụng công nghệ vật liệu từ ở Việt Nam còn vô cùng nghèo nàn (do chúng ta chưa hề có công nghiệp về vật liệu) vì thế các kết quả vẫn chủ yếu dừng lại ở các kết quả khoa học mà ít triển khai đại trà. Hi vọng thời gian tới sẽ thay đổi thực tế này với một đội ngũ những người làm nghiên cứu trở về từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Báo cáo kỹ thuật vật liệu magnetic ceramic (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w