Môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam.DOC (Trang 27 - 29)

Hiện nay,khi nền kinh tế Việt Nam đang có những phát triển đáng kể,nhu cầu về phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp cũng là rất lớn. Vì vậy có rất nhiều các công ty xây dựng thương hiệu ra đời nhằm khai thác thị trường tiềm năng này.G’brand tuy không phải là công ty đi đầu trong xây dựng và phát triển thương hiệu nhưng với năng lực của mình G’brand cũng là một đối thủ đáng gờm trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh của G’brand chia làm hai nhóm là đối thủ cạnh tranh trong nước và nhóm đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Mỗi nhóm đối thủ cạnh tranh đều có những điểm yếu và điểm mạnh có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh và hoạt động truyền thông của G’brand.

Nhóm đối thủ cạnh tranh trong nước : bao gồm những công ty như Hoàng Gia,Lanta Brand, Haki Group, Masso Group, Viet Brand, Golsun, Vina TAF…

+Điểm mạnh: Nhóm đối thủ cạnh tranh này do thực tế được hình thành trong môi trường trong nước nên có thể dễ dàng phân tích được nhu cầu thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước, nhanh chóng chiếm được niềm tin và ấn tượng của họ. Có cái nhìn chủ quan và gần gũi với khách hàng,thông tin thu thập mang tính chính xác và hiệu quả hơn. Ngoài ra những công ty thương hiệu này có lợi thế về nguồn nhân lực trong nước và hiểu biết thị trường.

+Điểm yếu: Mặc dù có các lợi thế trên nhưng các công ty thương hiệu trong nước hầu hết đều được đánh giá là yếu về nguồn lực (trình độ nhân viên và tiến bộ về công nghệ) không được cọ xát với thị trường nước ngoài nên kém nhạy bén và khó thích nghi khi thị trường có nhiều biến động.

Nhóm đối thủ cạnh tranh nước ngoài : bao gồm các công ty như:Richard Moore,Thompson&Thompson,Densu…

+Điểm mạnh: Thị trường khách hàng của những công ty thương hiệu trên không chỉ trong phạm vi một vài nước, mà sản phẩm của họ đã được đánh giá cao tại rất nhiều thị trường. Đã tham gia thị trường một thời gian dài nên các công ty này đều có nguồn lực mạnh, có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và khả năng thích ứng cao. Bên cạnh đó họ còn được hỗ trợ bởi khoa học và công nghệ tiên tiến.

+Điểm yếu: Khi gia nhập thị trường thương hiệu Việt Nam các công ty nước ngoài khó khăn khi gặp phải rào cản về văn hóa, chính trị pháp luật. Những sản phẩm mà họ sáng tạo có thể không thích hợp với lối suy nghĩ truyền thống của người Việt Nam.

Trong hai nhóm đối thủ cạnh tranh trên có hai công ty được xem là đối thủ cạnh tranh chính của G’brand và cũng có ảnh hưởng lớn trên thị trường thương hiệu hiện nay là Richard Moore và Lanta Brand.

Việt Nam, Richard Moore có trình độ chuyên môn đặc biệt có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị một tương lại thành công ở cả trong nước và quốc tế .

Các khách hàng chính của Richard Moore thuộc các lĩnh vực:

-Sản phẩm và dịch vụ xây dựng:Cavico Việt Nam –Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng,Archetype Việt Nam…

-Giáo dục:20 thương hiệu hạt giống Việt Nam –Chương trình đánh giá thương hiệu và đào tạo, Apolo Education Centrer…

-Giải trí:VTV6-Kênh truyền hình dành cho giới trẻ,Tuyệt đỉnh Cine Việt Nam- Chương trình giải trí trên truyền hình, Nam Giao Việt Nam dịch vụ truyền thông &giải trí

-Tài chính bảo hiểm: Vietin Bank, Donga Bank… -Thực phẩm ,đồ uống: Thạch Bích, Laska, Bisca Fun… -Sản phẩm công nghiệp: Atlantic Chemical

-Tổ chức phi chính phủ: Sunsire Community, Asia Injury -Phát triển bất động sản: Thung lũng Thanh Xuân

-Viễn thông: Blue, AT&T -Bán lẻ: Cao protect,Motomachi -Thiết bị thể thao: Apollo Sport

-Du lịch khách sạn: Trans Viet Tiger Moutain,Enzilga Adventure -Các tập đoàn…

Richard Associates là một tập đoàn truyền thông lớn. Dựa vào tên tuổi của Richard Moore nên tuy không tiến hành nhiều hoạt động truyền thông rầm rộ nhưng khách hàng vẫn luôn tự tìm đến với công ty. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề mà Richard Moore cần phải hoàn thiện và đã bỏ qua rất nhiều thị trường và khách hàng. G’brand cần phải tránh nhược điểm này và có những hoạt động truyền thông hiệu quả đi trước đối thủ để dành được sự chú ý công chúng và khách hàng.

Lanta Brand là công ty chuyên nghiệp về xây dựng và phát triển thương hiệu.Lanta Brand cung cấp một dịch vụ toàn diện về xây dựng và phát triển thương hiệu từ việc lập chiến lược,sáng tạo tên thương hiệu, logo, thiết kế và thực hiện các chương trình truyền thông thương hiệu .

Lanta Brand hoạt động như những giám đốc chuyên nghiệp bên cạnh doanh nghiệp của bạn, lập chiến lược và thiết kế thương hiệu, thực hiện các chương trình truyền thông thương hiệu, đào tạo cho nhân viên và đồng hành cùng bạn xây dựng và phát triển thành công thương hiệu.

Lanta Brand giúp gia tăng giá trị thương hiệu cho khách hàng qua các dịch vụ: -Cho thuê giám đốc thương hiệu

-Đặt tên và thiết kế thương hiệu -Chiến lược thương hiệu

-Tư vấn xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và tập đoàn -Xây dựng thương hiệu qua mạng và quản lý thương hiệu nội bộ

Khách hàng của Lanta Brand đến từ các công ty và tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực (hàng tiêu dùng nhanh, vật liệu xây dựng, tài chính, ngân hàng,dịch vụ nhà hàng, khách sạn, resort, dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ giám định, các tổ chức phi chính phủ, các tỉnh thành địa phương).

Lantabrand có một website rất thu hút và hiệu quả, trên đó chia sẻ các thông tin hữu ích, các kiến thức về thương hiệu nên được sự chú ý của nhiều người và lượng người truy cập vào để tìm hiểu thông tin rất cao. Đây là một hình thức PR thực sự hiệu quả của công ty này.

Các đối thủ của G’brand không chỉ có sự lớn mạnh ở nguồn lực mà còn có kinh nghiệm trên thị trường khi ra đời sớm hơn G’brand. Vì vậy đây là một thách thức lớn khi tìm thị trường cho mình,khẳng định vị thế cạnh tranh. Vấn đề này cũng đặt ra cho G’brand một yêu cầu là phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để tạo sự nổi bật, thu hút khách hàng, tạo sự tin tưởng và khách hàng sẽ tìm đến với G’brand.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam.DOC (Trang 27 - 29)