Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất của xã Nhã Lộng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã nhã lộng, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 37)

5 Trường học

4.2.3. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất của xã Nhã Lộng

Mỗi quốc gia, địa phương hay một vùng lãnh thổ phát triển hay kém phát triển phần lớn thể hiện qua chất lượng đời sống của người dân ở khu vực đó. Nhã lộng là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp chiếm đa số với 60%, thu nhập của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Bảng 4.4: So sánh thực trạng xã Nhã Lộng với nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 2011

TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉtiêu Thực tế luậnKết

10 Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/ năm so với mức bình quân chung của tỉnh

1,2 lần 0,80 Chưa đạt

11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo 10% 21% Chưa

đạt 12 Cơ cấu lao

động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

45% 64.6% Chưa

đạt 13 Hình thức tổ

chức sản xuất

Có tổ hợp tác hoặc HTX

hoạt động có hiệu quả Có Có Đạt

Nguồn: UBND xã 2011

* Cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của xã đã có những bước phát triển đáng kể, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt theo kế hoạch, tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế đã có bước phát triển, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5: Cơ cấu kinh tế xã Nhã Lộng năm 2011

STT Thành phần Tỷ trọng (%)

1 Sản xuất nông nghiệp 60

2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 10 3 Dịch vụ, thương mại, ngành nghề khác... 30

4 Tổng cộng 100

(Nguồn số do UBND xã cấp tháng 9/ 2011)

Qua bảng trên ta thấy sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã chiếm 60%, bên cạnh đó dịch vụ và thương mại đang dần có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã chiếm 30%. Điều này cho ta thấy được thực trạng cơ cấu kinh tế của xã đang từng bước chuyển dịch sang thương mại và dịch vụ, nếu tỷ trọng dịch vụ và thương mại tăng cao hơn thì sẽ đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

Bảng 4.6: Tăng trưởng về thu nhập và đời sống của người dân xã Nhã Lộng ST

T Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2011

1 Tổng giá trị thu nhập (tỷ/năm) 55 77

2 BQTN đầu người (Tr.đ/năm) 7 8,5 11

3 Tỷ lệ hộ nghèo 21 25,1 16,2

(Nguồn: UBND xã cấp tháng 3/2011)

Quan bảng trên ta thấy được tổng giá trị thu nhập năm 2011 đạt 77 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng so với năm 2010, điều này cho thấy sự chuyển biến về dịch vụ và thương mại của xã đã và đang dần mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người của xã cũng tăng lên đáng kể. Với mức thu nhập năm 2009 là 7 triệu đồng/người/năm đến năm 2011 xã đã đạt thu nhập bình quân tăng lên là 11 triệu đồng/người/năm, đời sống của người dân dần được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 chiếm tỷ lệ là 21%, đến năm 2010 là 25,1% và đến năm 2011 giảm xuống còn 16,2%.

Bảng 4.7: Thu nhập của hộ gia đình tại xã Nhã Lộng năm 2011 ST

T

Chỉ tiêu Mức độ

1 Thu nhập của hộ gia đình (đồng/năm) 13.589.230 2 - Sản phẩm sản xuất gia đình cung cấp đủ lương

thực cho gia đình (%gia đình)

- Chi phí tiền mặt cho nhu cầu tối thiểu của gia đình (đồng/năm)

- Nhà kiên cố (%gia đình có)

5.236.037 93%

Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình tại 3 xóm trong xã.

Qua bảng trên ta thấy trung bình thu nhập của một hộ gia đình ở xã Nhã Lộng vào khoảng 13,6 triệu đồng trên một năm. Vẫn còn tới 25% hộ gia đình cho rằng sản xuất nông nghiệp của gia đình không cung cấp đủ lương thực. Chi tiêu trong gia đình vẫn còn hạn chế, chủ yếu tiền bán từ các sản phảm nông nghiệp được sử dụng để mua thêm thức ăn và các nhu cầu tối thiểu trong gia đình.

* Tình hình dân số lao động của xã Nhã Lộng

Dân số: Dân toàn xã năm 2011 là: 6.797 người, với 1.844 hộ phân bố ở 14 xóm. Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động khoảng: 3.988 người, chiếm khoảng 58,7% dân số xã. Lao động chủ yếu làm nông nghiệp, lao động thương mại, dịch vụ, lao động khác. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,3%. Hiện trạng dân số và lao động cụ thể của xã như sau:

Bảng 4.8: Hiện trạng lao động của xã năm 2011

TT Lao động Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Lao động nông nghiệp 1103 59.8

2 Lao động dịch vụ thương mại 455 24.7

3 Lao động khác (tiểu thủ CN, xây dựng...) 286 15.5

4 Tổng số 1844 100.0

Nguồn: Số liệu do UBND xã cấp

Nguồn lao động của xã khá dồi dào, toàn xã có tổng số 1.844 hộ, trong đó lao động trong nông nghiệp chiếm 59,8% (1.103 hộ), Lao động dịch vụ thương mại chiếm 24,7% (455 hộ). Nguồn lao động toàn xã khá dồi dào trong đó khả

năng chuyển đổi cơ cấu lao động sang hướng thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp là rất lớn. Song cần có biện pháp đào tạo lao động có kĩ thuật.

* Thực trạng ngành trồng trọt của xã Nhã Lộng

Với diện tích đất nông nghiệp 394,68 ha chiếm 65,82% tổng diện tích đất tự nhiên (2011), thì nông nghiệp vẫn là ngành đem lại giá trị lớn nhất trong các ngành kinh tế trong xã, và có thể coi nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của xã. Các cây trồng chính bao gồm: Lúa, Ngô, khoai, đậu tương, lạc,...

Bảng 4.9: Diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng chính của xã (giai đoạn 2009 – 2011) Chỉ Tiêu 2009 2010 2011 DT (ha) NS (tạ/ha ) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha ) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha ) SL (tấn) Lúa (cả năm) 197 120 15.83 3 192,6 122 15.48 2 195,0 9 116 15.10 8 Cây hoa mầu 102 25 3.120 102,5 27 3.210 100,9

7 34,5 5435 34,5 5435 Đất trồng cây lâu năm 77,72 10 70 77,72 9,12 55,6 77,72 8,98 55 Đất nuôi trồng thủy sản 12.97 8,7 35 12,97 8,7 37 13,20 9,1 40 Đất trồng cỏ 7,8 7,8 7,8 Tổng diện tích đất 397,4 9 393,5 9 394,6 8 Nguồn: Tổng hợp từ xã năm 2011

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích cây trồng chính chủ yếu của xã là cây lúa và hoa mầu, còn những cây trồng khác là không đáng kể. Qua đây chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ ở đây diễn ra chậm. Tuy nhiên, năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản của địa phương cũng tăng lên đáng kể so với

năm 2009 từ 80 tấn lên 121,6 tấn. Điều này phần nào cho thấy người dân trong xã đã biết đầu tư vào nuôi trồng thủy sản.

Có thể nói tiềm năng đất đai cho canh tác nông nghiệp tại xã còn có thể mở rộng được nếu giải quyết được các vấn đề như: thủy lợi, kỹ thuật, chế biến, khâu tiêu thụ sản phẩm.

Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích đất sản xuất dành cho nông nghiệp qua các năm không có sự biến động lớn, nhưng về năng suất lúa bình quân của xã cần phải phát huy hơn nữa để tăng năng suất và sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp lương thực tại địa phương.

Bảng 4.10: Ý kiến của người nông dân về sản xuất nông nghiệp

Ý kiến của nông dân về sản xuất nông nghiệp Đánh giá (%) - Hệ thống sản xuất nghèo nàn

- Thiếu sự đầu tư cho sản xuất

- Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp

87 73,16 65,52 Nguyên nhân chính

- Chi phí hoạt động sản xuất quá cao - Thiếu giống mới và kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng kém - Các lý do khác 65,52 45,20 37,51 23,61

Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình tại xã

Đa số người dân khi hỏi ý kiến về hệ thống sản xuất nông nghiệp của xã thì trả lời là hệ thống sản xuất còn nghèo nàn (87% ý kiến đánh giá), thiếu đầu tư cho sản xuất (73,16% ý kiến đánh giá), năng suất và chất lượng còn thấp (65,52%). Nguyên nhân chính là do chi phí dành cho hoạt động sản xuất cao so với điều kiện của họ, thiếu giống mới và kỹ thuật (45,20%), cơ sở hạ tầng thấp kém (37,51%). Chính vì vậy xã cần phải có quy trình chuyển đổi từ hệ thống canh tác truyền thống sang hệ thống canh tác tiên tiến.

* Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi của xã Nhã Lộng.

Năm 2009 tổng đàn trâu bò = 1100 con trong đó: đàn trâu = 200 con, đàn bò = 900 con. Năm 2011 tổng đàn trâu bò = 992 con trong đó: đàn trâu = 102 con, đàn bò = 890 con. Nhìn chung đàn trâu bò hàng năm vẫn ổn định và bảo đảm tốt cho việc kéo cày, sản xuất.

Về chăn nuôi lợn, năm 2009 tổng đàn lợn có 4763 con, trong đó lợn nái 1450 con. Năm 2011 tổng đàn lợn có 4588 con, trong đó lợn nái 1650 con. Bình quân sản lượng lợn hơi xuất chuồng mỗi năm là 450 tấn, lợn sữa là 400 tấn. Đàn gia cầm và thủy cầm phát triển tốt, nhiều hộ đầu tư theo hướng công nghiệp và có thu nhập khá, sản lượng mỗi năm ước đạt 80 tấn.

Về thủy sản: với diện tích ao hồ = 13,20 ha, các hộ gia đình đã chú trọng đầu tư chăn nuôi cá, sản lượng mỗi năm ước đạt 40 tấn.

* Thực trạng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp

Bảng 4.11: Số cơ sở dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh khác của xã Nhã Lộng giai đoạn 2009 -2011

Chỉ tiêu Số lượng

2009 2010 2011

Dịch vụ vật tư nông nghiệp 1 1 2

HTX nông nghiệp và phi nông nghiêp 5 7 12

Trang trại (trồng trọt, chăn nuôi) 3 5 6

Doanh nghiệp tư nhân 17 23 28

Hộ cá thể kinh doanh 60 120 187

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tại xã Nhã Lộng

Trong những năm qua hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá sôi động, không xẩy ra sốt giá cục bộ trên địa bàn, khối lượng hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng. Với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể đã thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân. Tính đến năm 2011 toàn xã có 12 HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp, có 28 doanh nghiệp kinh doanh tư nhân và có 187 hộ kinh doanh cá thể.

* Thực trạng phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại Với đặc thù của xã nằm dọc theo sông Cầu nhân dân đã tận dụng và khai thác có hiệu quả về nguồn tài nguyên khoáng sản. Tổng toàn xã có 11 chiếc tàu cuốc đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 100 lao động trong xã với thu nhập ổn định, mỗi năm thu nhập ước đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Các ngành nghề cơ khí như chế biến sắt để xây dựng và sản xuất hàng nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh. Năm 2009 xã đã xúc tiến hoàn thiện 2 trạm biến áp, đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 11 năm 2009.

Các ngành nghề phục vụ như vận tải, xay xát, chế biến gỗ, may đo hàng năm phát triển mạnh, giá trị tạo ra năm sau cao hơn năm trước, tính đến thời điểm hết năm 2009 toàn xã đã có 29 chiếc ô tô để vận chuyển hàng hóa

và chở khách du lịch. Đặc biệt là xã có một đường quốc lộ 37 chạy qua rất tiện cho việc giao thương buôn bán, được nhân dân tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương và đã phát huy tốt kinh doanh dịch vụ, buôn bán đường dài, buôn bán nhỏ, từ đó nền kinh tế phát triển mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Kết luận: Qua bảng 11 so sánh thực trạng của xã với nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất ta thấy có một tiêu chí đạt đó là tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất của xã, đây là điều kiện thuận lợi để xã có thể phát triến các hình thức tổ chức sản xuất tại địa phương. Bên cạnh đó còn 3 tiêu chí trong nhóm này chưa đạt theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới, do vậy địa phương cần quan tâm hơn nữa nhằm đưa địa phương trở thành nông thôn mới theo mục tiêu quốc gia

* Những khó khăn và thuận lợi về kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nhã Lộng

Thuận lợi:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã những năm gần đây từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt gần 14 triệu đồng/người/năm.

- Các ngành kinh tế nông nghiệp chuyển dịch dần sang dịch vụ và thương mại (chiếm 30%).

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,1% năm 2010 xuống còn 16,2%. Đó là những thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của xã.

Khó khăn:

- Thu nhập bình quân đầu người của xã còn thấp so với tỉnh và cả nước. - Năng suất và sản lượng cây trồng của xã vẫn còn thấp so với trung bình của cả tỉnh và cả nước.

Để xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng các tiêu chí đề ra theo quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ đề ra, xã Nhã Lộng cần phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng, đất đai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã nhã lộng, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w