Nước ta bắt đầu sự nghiệp đổi mới từ Đại hội Đảng VI, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đến nay đã củng cố và khẳng định con đường lựa chọn đi nên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn được kiên trì.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự tác động của rất nhiều những quan hệ kinh tế trong đó lý luận giá cả đóng vai rò trung tâm. Sự tác động của lý luận giá cả được thực hiện trong mối liên hệ với hệ thống các lý luận kinh tế của chủ nghĩa xã hội đang hoạt động trong thời kỳ quá độ. Do đó vai trò điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của lý luận giá cả còn phụ thuộc vào sự tác động của các lý luận kinh tế căn bản.
Việc thiết lập cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho lý luận giá cả phát huy tác dụng, trên cơ sở đó hình thành một môi trường cạnh tranh quyết liệt, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên bình diện quốc tế. Để tồn tại hầu hết các doanh nghiệp trong các nghành nghề đều phải tổ chức lại sản xuất, không ngừng đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm,trên cơ sở đó hạ giá bán, chiếm lĩnh thị phần và lợi thế cạnh tranh. Cùng với đà phát triển và hoàn thiệ của kinh tế thị trường, xu hướng này diễn ra ngày càng rõ rệt, góp phần làm cho giá cả mặt bằng chung giảm xuống. Bên cạnh yếu tố cạnh tranh, sự phát triển khoa học công nghệ với tính chất là lực lượng sản xuất trực tiếp cũng góp phần quan trọng vào việc tăng năng xuất lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí nhân cong quảng cáo là nhân tố quan trọng để hạ giá thành và giá bán sản phẩm .
Trong sản xuất : lý luận giá cả tác động từng mức độ khác nhau tới từng loại hình sản xuất hàng hóa. Tác động đến việc lựa chọn phương án sản
đối trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,tính toán việc sử dụng lao động , tài nguyên, vật tư thiết bị và tiền vốn trong các nghành các địa phương và cơ sở nhằm đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa : Lý luận giá cả tác động đến phương án đầu tư xây dựng cửa hàng, kho bãi, cách thức bảo quản , phương diện vận chuyển, cân, đong, đo, đếm, đến kế hoạch điều hòa lưu thông hàng hóa giữa mọi miền đất nước nhằm mục tiêu với chi phí lưu thông ít nhất có thể lưu thông được một khối lượng hàng hóa nhiều nhất. Đối với mỗi thành phần kinh tế: mỗi thành phần kinh tế xã hội khác nhau, cách thức đạt lợi nhuận khác nhau và sử dụng lợi nhuận khác nhau. Có tác dụng kích thích các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ra sức cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượngvà hạ giá thành hàng hóa.
Lý luận giá cả là một trong những đòn bẩy kinh tế góp phần vào những thnàh tựu to lớn và rất quan trọng trong 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội và sau 15 năm đổi mới. Phần lớn các mục tiêu chủ yếu để ra trong chiến lược phát kinh tế xã hội 1991-2000 đã được thực hiện. Nền kinh tế –xã hội có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế. Tống sản phẩm trongnước (GDP) sau 10 năm tăng 2,07 lần; 5 năm qua GDP tăng bình quân hàng năm 7%; tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mứckhông đáng kể, đến nay đạt 27% GDP; sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu xã hội, tăng xuất khẩu và có dự trữ; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực : Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% còn 24,3 %; công nghiệp từ 22,7% lên 36,6%; dịch vụ từ 38,6% lên 39,1 %. Nhịp độ tăng xuất khẩu gần gấp ba lần nhịp độ tăng GDP, từng bước chủ động hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, thực trạng kinh tế, xã hội còn những mặt yếu kém , bất cập , đất nước chưa vượt qua tình trạng nước nghèo và nước kém phát triển :nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu; tích lũy nội bộ và sức mua
còn thấp ; quan hệ sản xuất còn xchưa có mặt phù hợp . Đó là câu hỏi đặt ra với các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội.
2.3 Những giải pháp nhằm vận dụng tốt lý luận giá cả trong thời gian tới ở nước ta
Với những tác động của lý luận giá cả và những thành tựu mà nước ta đã đạt được thì cần có những giải pháp để vận dụng tốt hơn lý luận gai trị trong thời gian tới.
Trong nhữnh năm tới nước ta tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, do đó còn có sự hoạt động của lý luận giá cả và còn có sự vận động của giá cả là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy trong chính sách giá cả nhà nước không thể buông lỏng, thả nổi giá cả mà phải có cơ chế chính sách để điều hành hệ thống giá, kiểm soát giáđộc quyền, mặt bằng vận động ở mức hợp lý làm chuẩn mực quan trọng để kiểm soát lạm phát (hoặc thiểu phát), ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư, tiết kiệm , phấn khởi thu nhập , ổn định và nâng cao đời sống và suy cho cùng là ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội nói chung của đất nước. Vì vậy cần phải nhấn mạnh việc tiết tục đổi mới quản lý điều hành giá cả thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hình thành được hệ thống giá bình ổn hợp lý ,góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nề kinh tế ,khuyến khích xuất khẩu , thu hút vốn đầu tư , thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục và bền vững. Đối với các doanh nghiệp cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động hạch toán kinh tế.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; có cơ cấu kinh tế hợp lý , có hiệu quả và sức cạnh tranh ; có thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong xuất khẩu lao động phải nâng cao chất lượng lao động của người việt nam, vấn đề chất lượng đào tạo phải đặt ra như một yêu cầu lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải gắn với trường dạy nghề, gắn với các trường đào tạo , làm thế nào để đào tạo cho phù hợp . Đào tạo tiếng
tại để cho họ thấy người lao động ta có văn hóa, đi lao động nhưng có bản chất, truyền thống văn hóa Việt Nam. Phải tìm hiểu thị trường, bố trí lại hệ thống xuất khẩu lao động, tăng cường quản lý cả trong nước lẫn nước ngoài,
quy định chặt chẽ về việc thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động song song với việc tăng cường kỷ cương kỷ luật với người lao động.
Khi dùng tiền tệ để thực hiện công bằng xã hội chủ nghĩa chúng ta cần tách bạch những nguyên nhân phi tiền tệ ảnh hưởng tới giá (như dùng thuế cao gấp bội trường hợp mua về để dùng, đánh mạnh vào đầu cơ, mua đi bán lại nhà đất, sốt cây con giống …) để ổn định giá cả song song với việc kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra cần có những giải pháp trong công tac quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta. Cần xây dựng chiến lược, sách lược phát triển bền vững, kết hợp phát triển hài hòa kinh tế xã hội với môi trường coi trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tạo lập đồng bộ các thị trường Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Phát triển hệ thống pháp luật đồng bộ, khuôn khổ pháp lý phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm những khuyết tật khi áp dụng lý luận giá cả .
Để vận dụng tốt hơn lý luận giá cả trong thời gian tới cho sự phát triển của nền kinh tế, cần phải nhận thức rõ vị trí , nội dung yêu cầu tác dụng và các hình thức hoạt động của lý luận giá cả , hiểu rõ điều kiện kinh tế xã hội mà lý luận đang vận động. Việc nhận thức lý luận không chi dừng lại ở khâu nhận thức cảm tính , kinh nghiệm mà cần có trình độ nhận thức lý tính.
Cho đến nay, công tác điều hành giá cả hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập.
1.1. Trước đổi mới kinh tế
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do đánh đồng quy luật giá trị gắn liền với chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng ta đã thực hiện một chính sách giá cực kỳ cứng nhắc. Nhà nước quy định giá cố định cho tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế. Như Mác đã nói, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá cả tách rời và xoay quanh giá trị. Do đó giá cả thị trường phải phản ánh được giá trị hàng hóa. Giữa giá cả và giá trị luôn luôn có một khoảng cách, điều này làm nên vẻ đẹp của quy luật gia trị. Như vậy,
việc áp đặt giá trước đây là không tôn trọng quy luật giá trị làm mất đi vẻ đẹp vốn có của quy luật giá trị.
Giá áp đặt không phải là tín hiệu của sản xuất tiêu dùng Việc áp đặt ở một mức cố định không phản ánh được giá trị và chi phí sản xuất khiến cho giá cả mất đi chức năng cơ bản của nó – hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng. Giá không còn là dấu hiệu chỉ ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao để người sản xuất gia nhập thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận, không thể là yếu tố điều tiết thị trường, kích thích cung cầu. Việc xác định mức giá quy định cũng gặp nhiều vấn đề. Nếu mức giá quy định quá thấp sẽ kìm hãm sản xuất, gây khan hiếm hàng hóa, nếu mức giá quy định quá cao sẽ ngăn cản tiêu dùng, ế thừa hàng hóa. Cả hai trường hợp đều gây ra thiệt hại chung cho nền kinh tế, kìm hãm tăng trưởng và phát triển
Mặt khác khi chính sách giá đặt ra không thống nhất với chính sách tiền lương và thu nhập sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, khan hiếm hàng hóa, làm cho đời sống nhân dân khó khăn. Nhiều lĩnh vực thiết yếu cho đời sống kinh tế xã hội nhưng doanh nghiệp bị đông, hoạt động không hiệu quả, nhà nước phải bao tiêu, bù lỗ. Chính sách cố định đồng ngoại tệ cũng gây trở lực lớn đối với buôn bán và thanh toán quốc tế… Đó là những thực tế mà trước đây chúng ta đã từng phải gánh chịu.
1.2. Tình hình hiện nay
Sau đổi mới kinh tế năm 1986, chính sách giá cả đã có những cải cách tích cực. Nhìn chung, khi bước vào cơ chế thị trường, giá cả được điều tiết theo các quy luật của thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh. Giá cân bằng giao động theo các nguyên lý của thị trường trở thành yếu tố tích cực kích thích sản xuất tiêu dùng, phát triển sản phẩm, thị trường, mạng lưới thương nghiệp, bán buôn phát triển…Tỷ giá đồng ngoại tệ được thả nổi, kích thích xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kích thích đầu tư…
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số bất cập trong công tác quản lý và điều hành giá. Một số lĩnh vực, nhà nước vẫn quy định giá (xăng dầu,
trợ cấp của nhà nước, tăng gánh nặng cho nhà nước. Giá cả chưa phản ánh được đúng giá trị và chi phí sản xuất, giữa nhu cầu và cung ứng còn có khoảng cách khá xa. Mặ khác một số ngành khi để tự điều tiết giá cả theo thị trường thì xuất hiện các hiện tượng tiêu cực như hàng giả, kém phẩm chất, giá cả sai khác rất nhiều so với giá trị. Nhà nước quy định niêm yết giá với một số mạt hàng (tân dược) thì lại tiến hành một cách đối phó, khó kiểm soát được chất lượng thuốc và giá cả, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người tiêu dùng… Lĩnh vực bất động sản, nhà ở, giá cả đang tăng với tốc độ chóng mặt…
Những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát lại có xu hướng gia tăng với tốc độ khá nhanh, nhất là vào thời điểm cuối năm, sau đó chững lại rồi lại tiếp tục tăng cao. Trong khi đó chính sách tiền lương và thu nhập thì chậm thay đổi, làm cho đời sống nhân dân ít nhiều ảnh hưởng…
2. Định hướng giải quyết và các giải pháp
2.1. Định hướng giải quyết
Để giải quyết những vấn đề trên, vấn đề trước tiên là phải nắm vững và vận dụng linh hoạt lý luận giá cả thị trường vào công tác điều hành giá trong điều kiện đánh giá những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập. Đảm bảo nguyên tắc tuân theo quy luật giá trị, để cho thị trường điều tiết giá cả nhưng đồng thời cũng kết hợp với sự can thiệp có mức độ của nhà nước, tạo ra một hệ thống giá cả ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu đạt mục tiêu chung là bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, khuyến khích cạnh tranh về giá theo pháp luật để tăng hiệu quả, thúc đẩy hội nhập quốc tế thắng lợi.Biện pháp đặ ra phải hướng đến các mục tiêu cụ thể như: chỉ số giá tiêu dùng không tăng vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình xóa cơ chế bù lỗ, bù giá đối với một số ít mặt hàng mà nhà nước còn định giá đang áp dụng cơ chế bù lỗ, bù giá…
2.2. Một số giải pháp cụ thể
Điều chỉnh hệ thống giá phải thể hiện đầy đủ giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà biểu hiện trên thị trường là giá thị trường của chúng. Xi măng, sắt thép, phân bón kinh doanh theo giá thị trường và sẽ không bù lỗ giá xăng, giảm mạnh bù lỗ giá dầu; riêng than cung cấp cho phát điện từng
bước điều chỉnh phù hợp với khả năng chấp nhận được của giá điện để tiến tới thống nhất một giá bán than theo giá thị trường cho tất cả các hộ tiêu thụ than; thực hiện lộ trình điều chỉnh hợp lý về giá bán điện, không bao cấp tràn lan.
Việc đưa hệ thống giá trong nước tiếp cận với giá thị trường thế giới theo hướng: điều hành giá một số loại dịch vụ cùng loại, cùng tiêu chuẩn chất lượng đang cao hơn so với giá thế giới xuống tương đương các nước trong khu vực. Điều hành một số hàng hóa nhập khẩu với khối lượng lớn đang bán thấp hơn so với giá thế giới lên mức tiệm cận với giá thế giới thông qua việc xóa bao cấp, bù giá, bù lỗ tài chính; tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc thị trường chấp nhận.
Thực hiện điều hành hệ thống giá mềm dẻo, linh hoạt theo tín hiệu thị trường – nhất là đối với một số ít mặt hàng Nhà nước còn định giá khi các yếu tố hình thành giá đã thay đổi, nhưng không thả nổi hoàn toàn theo tác động tự phát của thị trường. Không tăng giá hoặc giảm giá một chiều mà tăng giảm theo tín hiệu của thị trường gắn với mục tiêu kinh tế xã hội;