Các giải pháp hoàn thiện marketing xuất khẩu về sản phẩm

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gián tiếp (Trang 25 - 29)

- Thị trường xuất khẩu ngày càng lớn cần phải mở rộng vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến đóng gói sản phẩmvăn phòng đại diện nên The Fruit Republic cũng đã mở rộng nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành như Hà Nội , Lâm Đồng, ….từ đó uy tín của công ty càng vươn xa hơn trong cả nước.

- Công ty rất quan tâm đến việc áp dụng các quy trình tiên tiến, đẩm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào sản xuất nên tất cả cấc sản phẩm đều được tuyển chọn và đóng gói theo quy trình chuyên nghiệp để giữ được chất tươi ngon trọn vẹn khi đến tay khách hàng nên tạo được sự an tâm tin cậy nơi khách hàng, không phải lo lắng về lưu lượng chất bảo quản độc hại như các loại trái cây không rõ nguồn gốc.

- Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Có rất nhiều chủng loại trái cây cho khách hàng lựa chọn. Ngoài ra doanh nghiệp còn hướng đến xuất khẩu các lại rau sạch, an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe nhất để xuất sang thị trường các nước cũng như đưa vào các siêu thị nội đia.

- Luôn chăm chút cho sản phẩm. Đặt mình vào vai trò của khách hàng, ông Siebe nhận thấy được người tiêu dùng châu Âu n gại mua bưởi Năm Roi do mất công gọt, bóc vỏ nên ông đã nảy ra ý định lập nhà bóc tách và đóng gói bưởi theo chứn g chỉ HACCP tại Cần Thơ. Do đó, ngoài mặt hàng trái cây tươi nguyên trái, cty còn cung cấp trái cây tách múi sẵn như bưởi Năm Roi, Bưởi Da Xanh, ….tiện dụng cho nhiều dịp liên hoan, picnic, …

- Nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu thị trường để tạo ra những lợi thế riêng cho mình. Nhận thấy bưởi của Trung Quốc chỉ thu hoạch một vụ từ t háng 9 đến tháng 12, nên ông đã nghĩ đến thu hoạch nhiều đợt trong năm để tạo lợi thế riêng.

- Luôn gắn kết lợi ích của người nông dân với doanh nghiệp để tạo nên sự cam kết lâu dài và giá trị xuất khẩu của sản phẩm sẽ được nâng cao và có tính bền vững hơn.

3.6.3.Các giải pháp hoàn thiện marketing xuất khẩu về giá:

Để đảm bảo hiệu quả của quy trình và giành được lợi thế cạnh tranh, chính sách giá Công ty đưa ra phải phù hợp với giá thu mua, khả năng chấp nhận của thị trường và đối thủ cạnh tranh. Đồn g thời Công ty cần phải định mức giá bán hợp lý trong từng thời kỳ vì nếu định giá quá cao sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, quan hệ bạn hàng và nếu định giá quá thấp sẽ không đảm bảo được chi phí và lợi nhuận mục tiêu của Công ty.

Để công tác định giá có hiệu quả, Công ty có thể sử dụng một số giải pháp định giá sau:  Giải pháp định giá thấp: Tức là định mức giá bán thấp hơn giá thị trường. Khi áp dụng

phương pháp này thì lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra sẽ giảm đi nhưn g nhờ đó khối lượng hàng bán sẽ tăng và góp phần làm tăng doanh thu cho Công ty, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Và nguyên tắc quan trọng trong khi thực hiện chính sách định giá thấp này là không được thấp hơn chi phí bỏ ra. Để thực hiện được điều này, Công ty cần phải thiết lập nhiều quan hệ bạn hàng hơn nữa để tăng lượng hàng xuất khẩu.

 Giải pháp định giá trượt theo đường cầu: Ban đầu công ty định giá bán cao hơn giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa một mức nhất định nhằm mục đích khẳng định chất lượng sản phẩm của Công ty, sau đó giảm giá dần dẫn đến kích thích mua của khách hàng. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp định giá này, công ty phải luôn chú ý theo dõi phản ứng của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.

 Giải pháp định giá theo thị trường: Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng cho những loại hàng hóa mang tính thông dụng, đặc biệt là mặt hàng nông sản của Công ty. Tuy nhiên, muốn áp dụng có hiệu quả thì công ty nên tăng cường các chương trình marketing nhằm quảng bá sản phẩm và xúc tiến bán hàng.

 Giải pháp định giá linh hoạt: Công ty cần xem xét, nghiên cứu những biến động trên thị trường để có thể định ra mức giá phù hợp với mong muốn của khách hàng và mức giá này đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác.

 Đối với chính sách giá xuất khẩu: Để không bị liên đới trong các vụ kiện bán phá giá, không thể duy trì mức giá xuất khẩu thấp hoặc giảm tron g nhiều tháng. Cần tăng giá trị gia tăng của sản phẩm để một mặt tăng giá bán, tron g khi vẫn được người tiêu dùng ở nước nhập khẩu chấp nhận (do chất lượng và giá trị gia tăng đã tăng lên).

3.6.4.Các giải pháp về phân phối quốc tế:

 Việc lựa chọn đường hàng không tuy đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng giá thành cao. Đối với một số hoa quả có thể bảo quản lâu hơn thì có thể cân nhắc đến vận chuyển đường thủy nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.

 Chú trọng đến kênh bán lẻ còn nhiều tiềm năng

M ột vài chuỗi bán lẻ lớn có các trun g tâm mua sắm và hệ thốn g vận chuyển riêng. Ngoài ra, họ có xu hướng hoạt động thông qua nhữn g nhà cung cấp độc quyền hoặc có mối quan hệ đặc biệt và những hợp đồng cố định dài hạn. Điều này có nghĩa là công ty có thể tránh những áp lực trước xu hướng gom hàng trên thị trường thế giới. Mặt khác, những hợp đồng như vậy thường hạn chế sự t hay đổi trong việc sản xuất và marketing do có những điều khoản chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Các siêu thị/đại siêu thị cũng là kênh phân phối giúp tăng doanh thu tiêu thụ các loại hoa quả đóng gói sẵn. Tuy nhiên, trước xu hướng nhu cầu tiêu thụ hàng giá rẻ gia tăng nên phí vận chuyển trở thành yếu tố quyết định loại hoa quả nào sẽ được nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

Ngoài ra, Kênh tiêu thụ trực tiếp (out of home) ví dụ như các tổ chức cung ứn g thực phẩm cũng là kênh phân phối nhập một lượng rất lớn hoa quả nhiệt đới chất lượng cao. Công ty không cần làm việc trực tiếp với các tổ chức trên mà có thể thông qua các nhà bán buôn hoặc nhà nhập khẩu.

Nhìn chung, cấu trúc kênh phân phối hoa quả tươi hiện giờ tại EU đã buộc những nhà xuất khẩu phải quan tâm đến nhữn g chuỗi bán lẻ lớn - nơi tiêu thụ chính hoa quả tươi ở khu vực này. Những nhà bán lẻ, bán buôn và các công ty nhập khẩu yêu cầu các công ty xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng luôn ổn định, có khả năng cung cấp số lượng lớn và

Bảng 1: Loại hình bán lẻ hoa quả tươi tại EU

Kênh phân

phối Bán lẻ Bán lẻ

Bán lẻ/Kênh tiêu thụ trực tiếp

Mức giá Giảm giá hoặc giá trung

bình Giá cao Giá cao

Lượng cung ứng Số lượng lớn Số lượng lớn Số lượng nhỏ

Vấn đề quan tâm - giá cả; - thời hạn giao hàng; - nguồn gốc; - tính ổn định - chất lượng; - đặc sản, sản phẩm hữu cơ hoặc sản phẩm mang nhãn hiệu FairTrade; - độ chín; - nguồn gốc và tính minh bạch; - phát triển sản phẩm; - tính ổn định; - thời hạn giao hàng; - ngày càng quan tâm tới các sản phẩm mang tính bền vững

- phân biệt khái niệm marketing thông qua hoạt động phát triển sản phẩm và kênh phân phối;

- chất lượng; - độ chín;

- hương vị đa dạng; - các sản phẩm mới lạ, đặc sản, sản phẩm hữu cơ hoặc sản phẩm mang nhãn hiệu FairTrade;

- nguồn gốc và tính minh bạch;

- thời hạn giao hàng

3.6.5.Các giải pháp hoàn thiện marketing xuất khẩu về chiêu thị quốc tế:

 Về mặt quảng cáo, công ty cần khai thác và tận dụng thế mạnh của sự phát triển thương mại điện tử hơn nữa. Công ty cần chú trọng hơn nữa về marketing trực tuy ến, lập kênh liên lạc qua các trang web. Đây là một kênh quảng bá khá hiệu quả và chi phí thấp so với các kênh còn lại.  Danh mục sản phẩm nên mở rộng thêm, bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến việc bảo hộ

thương hiệu ở trong nước và nước ngoài. Nhằm tăng tính cạnh tranh cho những sản phẩm hiện có với các đối thủ từ Trung Quốc hay Philippin, công ty nên tạo thêm tính độc đáo và sự khác biệt cho sản phẩm hoặc bằng logo, bao bì.

 Phát triển bộ phận xúc tiến xuất khẩu, đồng thời quan tâm và cập nhậtvề những quy định mới trong nhập khẩu nông sản cũng như những thay đổi về tiêu chuẩn chất lượng ở từng thị trường.

 Chuẩn bị các gói tài liệu quảng bá sản phẩm hoàn thiện (có thể song ngữ, t iếng Anh / tiếng bản xứ), hồ sơ giới thiệu công ty, giới thiệu các sản phẩm và thôn g tin về mùa vụ.

 Duy trì thông báo tin tức cho các đối tác về việc phát triển hay thay đổi sản phẩm, các chiến lược quảng bá sản phẩm. Việc hợp tác với một nhà nhập khẩu đáng tin cậy để quản lý, kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung cấp từ công đoạn trồng trọt đến công đoạn bày bán sản phẩm là điều quyết định dẫn tới thành công.

 Phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng kết hợp với các nhà nhập khẩu và bán lẻ. Ngày càng nhiều nhà bán lẻ và công ty phát triển sản phẩm hợp tác với nhau để phát triển những sản phẩm mới và có tính đột phá. Những nhà bán lẻ đa ngành rất chú trọng tới cách bố trí gian hàng bán sản phẩm tươi sống, hướng tới mục đích thu hút nhiều khách hàng. Xu hướng hiện nay là áp dụng cách bố trí của những của hàng bán hoa quả tươi truy ền thống và luôn cố gắng đảm bảo hàng luôn có sẵn.

Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong khâu nhãn mác, hướng dẫn sử dụng: Ngoài ra một số lượng ngày càng gia tăng người tiêu dùng nghiên cứu kỹ về chế độ dinh dưỡng hoặc có tư vấn về dinh dưỡng khi ra quyết định mua sắm thực phẩm. Xu hướng này cho thấy hàng nông sản xuất khẩu sẽ ngày càng phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. KẾT LUẬN:

Như đã đề cập đến ở trên, có thể nói Xuất khẩu gián tiếp là một trong nhữn g hình thức xuất khẩu quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh những mặt hạn chế , nó cũng có nhữn g ưu điểm nhất định với sự p hát triển của doanh nghiệp.

Nhờ xuất khẩu gián tiếp, doanh nghiệp có thêm cơ hội để mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình. Nó giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.

Ngoài ra, nó cũng giúp ta tận dụng được am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu.

Hy vọng trong tương lai, hoạt động xuất khẩu gián tiếp nói riêng cũng như xuất khẩu nói chung sẽ khắc phục được những khuyết điểm, ngày càng phát triển, góp phần làm giàu cho nhân dân và đất nước.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gián tiếp (Trang 25 - 29)