Phương pháp phân tổ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005-2008.doc (Trang 28 - 31)

II: Một số phương pháp thống kê cơ bản được vận dụng trong phân

1: Phương pháp phân tổ

1.1. Khái niệm

Phân tổ thống kê là một phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Phân tổ thống kê giúp cho ta hệ thống hoá các tài liệu thu thập được trong điều tra để từ đó giúp cho phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ, nhóm tổ, tiểu tổ khác nhau theo những chỉ tiêu cần tổng hợp. Qua các tài liệu được

phân tổ có thể nhận xét riêng đặc điểm của từng tổ và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

1.2. Nhiệm vụ

Thứ nhất, phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế -xã hội của hiện tượng nghiên cứu.

Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu.

Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức có liên quan.

1.3. Ý nghĩa

Phân tổ thống kê được phổ biến trong các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê:

+ Giai đoạn điều tra thống kê, phân tổ được dùng để điều tra chọn mẫu. - Giai đoạn tổng hợp thống kê, phân tổ là phương pháp cơ bản nhất để tiến hành tổng hợp.

-Giai đoạn phân tích thống kê, phân tổ là phương pháp quan trọng của phương pháp phân tích.

Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu, phân tổ thống kê có vai trò quan trọng trong phân tích đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu.

1.4. Phân loại

+ Phân tổ theo một tiêu thức

Là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau dựa trên cơ sở một tiêu thức thống kê hay còn gọi đó là phân tổ giản đơn

+ Phân tổ theo nhiều tiêu thức

Là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ ,nhóm tổ, tiểu tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở nhiều tiêu thức thống kê . Tuỳ vào, mục đích nghiên cứu, đặc điểm của hiện tượng và các tiêu thức phân tổ mà phân tổ theo nhiều tiêu thức được chia thành hai loại như sau : Phân tổ kết hợp và phân tổ nhiều chiều

Phân tổ kết hợp: Là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một. Các tiêu thức được sắp xếp theo thứ tự, phù hợp với mục đích nghiên cứu và đặc điểm của hiện tượng. Thông thường, thì người ta thường hay phân tổ theo tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu và có ít biểu hiện trước.

Phân tổ nhiều chiều: Là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau song có vai trò ngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng. Trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời là tiêu thức phân tổ, Do vậy, người ta phải đưa ra các tiêu thức phân tổ đó về một dạng tiêu thức tổng hợp rồi từ đó căn cứ vào một tiêu thức tổng hợp này, tiến hành phân tổ như phân tổ theo một tiêu thức.

Nghiên cứu kinh doanh nhập khẩu có thể áp dụng phân tổ giàn đơn, phân tổ kết hợp. Trong luận văn của em, em chỉ tiến hành phân tổ các chỉ tiêu theo một tiêu thức. Cụ thể trong phân tích thống kê nhập khẩu, phân tổ giản đơn được áp dụng để phân tổ giá trị kim ngạch nhập khẩu theo năm, theo mặt hàng, Một điều quan trọng, khi tiến hành phân tổ thống kê để nghiên cứu kim ngạch nhập khẩu là việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu của hiện tượng mà phân tổ theo tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005-2008.doc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w