Các biện pháp đối phó với nguy cơ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 83 - 85)

6: Các nước khác

3.2.2.4.Các biện pháp đối phó với nguy cơ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ

“Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tự tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam nếu có đầy đủ dữ liệu cho thấy các sản phẩm dệt may hoặc quần áo đang bị bán phá giá” luật sư Douglas J.Heffner đã cho biết như vậy tại hội thảo chuyên đề do tập đoàn Dệt may Việt Nam và hiệp hội dệt may Việt Nam tổ chức vào ngày 22/1/2007 tại Thành phố

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Hồ Chí Minh. Từ đó có thể thấy trong một tương lai gần rất có thể ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Vậy chúng ta cần phải làm gì?

Minh bạch hóa để tránh rủi ro:

Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải minh bạch và lưu giữ đầy đủ các chứng từ phù hợp là yếu tố cần thiết để chứng minh cho sự trong sạch của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các nhà điểu tra đến từ Hoa Kỳ. Việc không lưu giữ các chứng từ cần thiết có thể dẫn đến việc Công ty đó bị áp mức biên độ phá giá cao, thâm chí là bị áp mức biên độ cấm bán phá giá. Vì vậy việc cụ thể hóa các con số thống kê là rất cần thiết, ví dụ như để đóng gói một kiện hàng mất bao lâu, chi phí nhân công đóng gói lẫn vật tư là bao nhiêu… Thường thì các vấn đề này ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn chưa cụ thể. Khi cụ thể hóa các con số thống kê đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng thuyết phục hơn đối với các nhà điều tra về chi phí, giá thành mà mình đưa ra.

Việt Nam cũng nên nhập khẩu nguyên liệu từ các nước được công nhận là có nền kinh tế thị trường, đồng thời có thể sử dụng các loại thùng đóng gói hàng bằng corton thay cho các chất liệu khác để giảm giá thành để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro về biên độ bán phá giá.

Doanh nghiệp chuyển hướng trong sản xuất các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ:

Trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng nên cân nhắc về mức độ cũng như tỷ trọng các mặt hàng dệt may xuất sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp nên chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và những dòng sản phẩm chuyên biệt như veston hoặc sơ mi cao cấp của may Nhà Bè, Việt Tiến… Thay vì làm những mặt hàng rẻ tiền thì các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu sản xuất các mặt hàng cao cấp để vừa có nhiều lợi nhuận, vừa không bị mang tiếng bán phá giá, lại đỡ phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải tìm hiểu kỹ càng về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ để nếu thật sự có bị kiện bán phá giá thì chúng ta cũng không gặp phải những lúng túng và chịu thua thiệt không đáng có.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 83 - 85)