0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng thành phần

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.DOC (Trang 40 -71 )

10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 2006 2007 2008 Von huy dong

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006,2007,2008 của SGDI

Tính đến hết ngày 31/12/2007, số dư huy động vốn của SGDI đạt 13620.6 tỷ đồng, tăng 34.71% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng như vậy đã đảm bảo cho SGDI lúc nào cũng có nguồn vốn sẵn sàng bổ sung cho nhu cầu thanh khoản. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của năm 2008 cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2007 (so với 2006) 88.9%, là do cuộc chạy đua lãi suất vào đầu năm 2008 của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát tăng khá cao

khiến cho đôi khi dẫn tới mức lãi suất thực âm. Thêm vào đó không thể không kể đến sự biến động của thị trường vàng, sự tăng cao của tỷ giá USD/VND và những tác động tiêu cực đến huy động vốn của các ngân hàng. Đặc biệt kết thúc năm 2008 vốn huy động tăng 88.96% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu do việc huy động vốn với lãi suất khá cao trong bối cảnh lạm phát của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.2: Tốc dộ tăng trưởng vốn thành phần

(Đvt: triệu đồng) 7284959 26485352 12760106 2355873 2491021 2791400 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 2006 2007 2008

Tien gui to chuc tien gui dan cu

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006,2007,2008 của SGDI

Tiền gửi tổ chức kinh tế tăng trưởng đều đặn qua các năm, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy SGDI dường như đi đúng hướng trong việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, giúp cho việc kiểm soát lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Tiền gửi của dân cư biến động mạnh trong giai đoạn 2006 – 2008, giảm mạnh vào năm 2007 và lại tiếp tục tăng trong năm 2008 dù kinh tế có nhiều khó khăn. Điều đó đã cho thấy SGDI đã năng động và sáng tạo trong việc chọn giải pháp phát triển những sản phẩm và cung ứng dịch

vụ huy động vốn linh hoạt, mang tính cạnh tranh cao bên cạnh những dịch vụ truyền thống như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm “ổ trứng vàng”…và chú trọng công tác mở rộng mạng lưới trên các thi trường tiềm năng, khách hàng tiềm năng.

b) Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu huy động vốn của SGDI đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực thể hiện ở đối tượng tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thay cho loại hình tiền gửi của cá nhân trong giai đoạn trước đây. Nguồn vốn huy động khác đang dần chiếm tỷ trọng tăng cao thể hiện sự năng động của SGDI trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho sự phát triển của mình. Tính đến 31/12/2008 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 26485,352 tỷ đồng, tiền gửi dân cư đạt 2355,873 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SGDI

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1.Tiền gửi tổ chức 7.284.959 12.760.106 26.485.352 - TG không kỳ hạn 1.645.390 3.768.506 7.953.210 - TG có kỳ hạn 5.639.569 8.991.600 18.532.142

2.Tiền gửi dân cư 2.791.400 2.491.021 2.355.873

- TG tiết kiệm 2.290.055 2.130.000 1.865.230

- Kỳ phiếu 120.200 125.350 95.023

- CCTG, trái phiếu 379145 235.671 395.620

3. Huy động khác 34.567 53.355 78235

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006,2007,2008 của SGDI

Điều đó cho thấy SGDI dường như đi đúng hướng trong việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, giúp cho việc kiểm soát lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.2

.

2 Đánh giá tín dụng

a) Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Biểu đồ 2.3: Quy mô tăng trưởng tín dụng 2006 – 2008

(Đvt: triệu đồng) 5000752 5099321 5807045 4400000 4600000 4800000 5000000 5200000 5400000 5600000 5800000 6000000 2006 2007 2008 tin dung

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006,2007,2008 của SGDI

Trong giai đoạn 3 năm 2006 – 2008, dư nợ tín dụng của SGDI liên tục tăng. Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao trong nước đã khiến NHNN phải thực thi chính sách tiển tệ thắt chặt vào hồi đầu và giữa năm 2008. Theo chính sách đó, toàn bộ hệ thống ngân hàng phải hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, rà soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bỏa sự phát triển an toàn của toàn hệ thống. Dù có sự nới lỏng vào cuối năm 2008 qua việc cắt giảm lãi suất cơ bản nhưng toàn hệ thống ngân hàng đang duy trì một mức tăng trưởng tín dụng vừa phải cho một sự phát triển bền vững. Vì vậy, dự đoán tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2008 được coi là sự phát triển thành công của SGDI trong công tác tín dụng dựa trên xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận_rủi ro.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng thành phần.

(Đvt: triệu đồng)

Cho vay ngắn hạn 1.959.934 2.059.282 2.915.623 Cho vay T&D hạn TM 623.713 1.095.379 1.035.021 Cho vay đồng tài trợ 1.894.594 1.512.000 1.584.230

Cho vay KHNN 256478 161.000 18.520

Cho vay ủy thác, ODA 266.034 271.660 253.642

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006,2007,2008 của SGDI

Bảng biểu trên đã cung cấp những số liệu tuyệt đối về tín dụng thành phần của SGDI. Trong giai đoạn 2006 – 2008, cho vay ngắn hạn luôn tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng trưởng bình quân là 48.76%. Cho vay trung và dài hạn thương mại tăng trưởng mạnh vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là 57.17%

b) Đánh giá cơ cấu tín dụng

Cơ cấu danh mục tín dụng của SGDI trong giai đoạn 2006 – 2008 đã có những thay đổi, những chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 12.47% vào năm 2006, tăng lên 18.91% vào năm 2007 và giảm vào năm 2008. Sự tăng tỷ trọng vào năm 2007 được lý giải bởi sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế (với tốc độ tăng trưởng GDP là 8.5%). Tuy nhiên, những bất lợi năm 2008 đã khiến SGDI điều chỉnh tỷ lệ cơ cấu tín dụng. Cho vay theo kế hoạch nhà nước không những không tăng từ năm 2008 mà còn giảm dần qua các năm.

Tuy nhiên cũng trong giai đoạn 2006 – 2008, cùng với sự tăng trưởng về quy mô tín dụng, sự thay đổi dần theo chiều hướng tích cực của cơ cấu tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu của SGDI cũng có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nọ vào năm 2006 là 0.21% đã tăng lên tới 0.27% vào năm 2007, 0.25% vào năm 2008. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu như vậy có thể coi là chấp nhận được nếu không muốn nói là khá nhỏ so với các chi nhánh cùng hệ thống và các ngân hàng khác. Để đạt được những kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực

cũng như hiệu quả của việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ của SGDI trong suốt thời gian qua.

c) Đánh giá các chỉ tiêu khác * Thu dịch vụ ròng

Biểu đồ 2.4: Thu dịch vụ rong giai đoạn 2006-2008

(Đơn vị tính : triệu đồng) 49512 76850 115000 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2006 2007 2008 Thu dịch thvụ ròng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006,2007,2008 của SGDI

Trong giai đoạn 2006 – 2008, thu dịch vụ ròng luôn luôn tăng trưởng với tốc độ mạnh và đều đặn. Thu dịch vụ ròng tính đến thời điểm 31/12/2008 đạt 115 tỷ đồng, tăng 49.6% so vói năm 2007. Trước thực trạng cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong cung cấp những tiện ích đến khách hàng, đạt được điều này là do SGDI đã tập trung nguồn lực vào đầu tư phát triển hoạt động dịch vụ như tài trợ thương mại, bảo lãnh, dịch vụ ngoại tệ…

* Kết quả kinh doanh

Năm 2007 tổng tài sản bình quân đạt 17999 tỷ đồng tăng 27.28% so với năm 2006. Cùng với đó, tốc độ tăng truởng của lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức bình quân khá cao là 47.06%. Tính đến 31/12/2007, lợi nhuận sau thuế đạt mức 321 triệu đồng, tăng 73.64% so với năm 2006.

Năm 2008, mặc dù hoạt động của khối ngân hàng thương mại nhìn chung gặp nhiều khó khăn với tình hình huy động vốn giảm mạnh dẫn đến việc các NHTM muốn thu hút đựợc vốn đã đẩy lãi suất lên cao, kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng mạnh. Đồng thời các NHTM lại phải thực hiện giới hạn tín dụng, gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động, làm cho cạnh tranh trong hệ thống càng khắc nghiệt hơn trước. Do vậy những kết quả mà SGDI đạt được là đáng khích lệ, và đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh NHĐT&PTVN chuẩn bị cổ phần hóa thành tập đoàn tài chính ngân hàng vào năm 2009.

2.2 Thực trạng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHĐT&PTVN trong thời gian gần đây.

Là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, trong thời gian vừa qua, NHĐT&PTVN luôn sát cánh cùng doanh nghiệp. Ngoài mức lãi suất cho vay ưu đãi, NHĐT&PTVN còn đưa ra gói giải pháp dành cho DNVVN. Hơn thế, NHĐT&PTVN luôn là nhạc trưởng trong các diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các vùng trọng điểm của đất nước không những giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mà còn mở ra nhiều cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

DNVVN đóng một vai trò, vị trí rất quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân và là một thị trường tiếm năng. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Vệt Nam, có đến 95% là các DNVVN. Trong bối cảnh đó, để hiện thực hoá

mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại dẫn đầu trong cung ứng tín dụng, dịch vụ cho các DNVVN. Trong thời gian qua, NHĐT&PTVN đã mở rộng phát triển cho vay, nhất là qua các chương trình đặc biệt tài trợ DNVVN.

Tính đến hết quý III/2008, hơn 17.000 DNVVN đang có quan hệ với NHĐT&PTVN với tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh 43.527 tỷ đồng, chiếm 21,5% tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của toàn toàn hệ thống NHĐT&PTVN.

Không chỉ tăng về mặt số lượng khách hàng là các DNVVN mà xét về quy mô, dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của khối DNVVN tại NHĐT&PTVN cũng tăng 15.485 tỷ đồng (31/11/2008) tương đương 55,2%. Do vậy, mức tăng trưởng tín dụng đối với khối DNVVN luôn cao hơn mức tăng bình quân của toàn hệ thống NHĐT&PTVN. Như vậy tính đến thời điểm cuối Quý 3/2008, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng tại hệ thống BIDV tăng thêm 1.368 Doanh nghiệp (tương đương tăng trưởng 12,7%) so với thời điểm cuối năm 2007. Nếu xét về quy mô quan hệ tín dụng đối với khối DNVVN: Tại thời điểm cuối Quý 3/2008, dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh, L/C của khối DNVVN tại BIDV tăng 6.346 tỷ đồng (tương đương tăng trưởng 17,1%) so với thời điểm cuối năm 2007.

Năm 2008 là một năm nền kinh tế đất nước gặp nhiêu khó khăn, trong đó khối DNVVN bị tác động mạnh, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Với vai trò là ngân hàng chủ chốt trong khố NHTM Nhà nước, NHĐT&PTVN luôn đi tiên phong trong việc hỗ trợ chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp như giảm lãi suất cho vay, thực hiện cơ chế linh hoạt về tài sản bảo đảm ...

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SGDI NHĐT&PTVN

2.3.1 Tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN tại SGDI NHĐT&PTVN

Thời gian qua, NHĐT&PTVN đã có chính sách chia sẻ khó khăn đối với các Doanh nghiệp như giảm lãi suất cho vay, giảm phí, thực hiện cơ chế linh hoạt về tài sản bảo đảm… Từ tháng 9/2008 đến nay, NHĐT&PTVN đã 08 lần giảm lãi suất cho vay, riêng đối với các DNVVN mức lãi suất cho vay đã giảm từ 21%/năm xuống còn 8%/năm (giảm 13%/năm). NHĐT&PTVN trở thành nhà băng đầu tiên công bố điều chỉnh giảm lãi suất đồng nội tệ đầu tiên trong năm 2009. Lần giảm gần đây nhất được NHĐT&PTVN công bố vào ngày 4/12/2008. Lần này, lãi suất cho vay VND của NHĐT&PTVN tối đa là 10,5% một năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn thời hạn đến 3 tháng là 8% một năm đối với các khoản vay xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu trực tiếp và khách hàng cam kết bán lại ngoại tệ tương ứng cho NHĐT&PTVN. Lãi suất cho vay ngắn hạn với thời hạn đến 3 tháng là 9% một năm. Trường hợp thời hạn vay trên 3 tháng, lãi suất áp dụng trên 9% đến tối đa 10% một năm. Lãi suất cho vay trung dài hạn VND của NHĐT&PTVN từ nay bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng với phí tối thiểu là 3% một năm nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản.

Như vậy, với các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với DNVVN, NHĐT&PTVN đã:

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: trên cơ sở lãi suất cơ bản từng thời kỳ, áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNVVN, đảm bảo mức lãi suất cho vay đối với các DNVVN thấp hơn từ 0,5% - 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.

- Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng: Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, như chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND-USD, chiết khấu bộ chứng từ…

- Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng… phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và xếp hạng doanh nghiệp.

- Cho vay kết hợp với góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNVVN: hình thức này vừa tạo điều kiện mở rộng tín dụng, vừa giúp Ngân hàng có điều kiện xâm nhập thị trường, trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay. Hình thức này là rất hiệu quả và cũng nằm trong khả năng đầu tư, quản lý của Ngân hàng vì các DNVVN thường có quy mô về vốn và phạm vi hoạt động không lớn.

Để hỗ trợ các DNVVN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, NHĐT&PTVN sẽ dành riêng nguồn vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ tín dụng (tăng dư nợ ròng) đối với các DNVVN trong giai đoạn 2008 – 2010 là trên 30.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với khối DNVVN đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của NHĐT&PTVN.

NHĐT&PTVN cam kết sẽ dành 300 tỷ đồng để hỗ trợ cho vay các DNNVV của tỉnh Quảng Ngãi trong 2 năm 2009 – 2010, trong đó ưu tiên tài trợ vốn cho các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thiết yếu, sản xuất hàng xuất khẩu, thu mua chế biến thuỷ sản, kinh doanh thương mại dịch vụ, kinh doanh các ngành phụ trợ cho công nghiệp chế biến xăng dầu.

Một số hoạt động tín dụng của SGDI nhằm hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn đầu năm 2009:

- Phê duyệt thiết lập quan hệ và cấp giới hạn tín dụng đối với Công ty cổ phần năng lượng xanh Việt Nam.

- Phê duyệt nâng hạn mức tín dụng ngắn hạn đối với Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam.

- Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng cho Ban quản lý dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La.

- Phê duyệt thiết lập quan hệ và cho vay vốn tài trợ phương án vay vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Công đoàn NHĐT&PTVN.

- Phê duyệt gia hạn thời gian rút vốn của Hợp đồng hạn mức tín dụng đối với Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm Vinavico.

- Phê duyệt phát hành bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng đối với Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm Vinavico.

- Phê duyệt điều chỉnh kỳ hạn trả nợ dự án đầu tư thiết bị thi công của Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm Vinavico.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.DOC (Trang 40 -71 )

×