3.5 Các tham số của các cấu hình OADM

Một phần của tài liệu Cách tử Bragg sợi quang (Trang 60 - 62)

4. 1 3 Bù tán sắc bằng quang sợi cách tử Bragg chu kỳ biến đổi tuyến tính

4.2. 3.5 Các tham số của các cấu hình OADM

Hoạt động của các OADM được mô tả bằng cách sử dụng các kí hiệu scattering Sij cho mỗi cặp cổng. Kí hiệu đầu tiên i là kí hiệu cổng đích (cổng ra) và kí hiệu j là kí hiệu cổng vào. Một vài tham số của có thể mô tả bằng cách sử dụng các kí hiệu Scattering như là : suy hao xen, sự phân cực phụ thuộc mất tín hiệu PDL (polarisation depent loss), cách ly kênh, phản xạ ngược ….

Cách ly và xuyên âm:

Hai tham số chính liên quan tới sự cách ly các kênh trong bộ tách ghép kênh OADM là tham số cách ly của các kênh và xuyên âm giữa các kênh trong hệ thống WDM. 1 In 2 out 3 Add 4 dropp λG λG ADM P1 P2 P4

Hình 4. 12: Mô hình cách ly kênh ở OADM

Nếu năng lượng của tín hiệu quang ở cổng vào 1 là P1 và năng lượng của tín hiệu được tách từ cổng 4 là P4 và năng lượng còn lại của tín hiệu sau tách là P2 thì hệ số cách ly được tính bằng -10 log (P1/P2).

Xuyên âm là do các tín hiệu không mong muốn truyền từ các kênh lân cận tới một kênh nào đó trong bộ lọc, nó có tên là xuyên âm liên kênh. Dạng xuyên âm này có thể xuất hiện trong các cấu hình OADM giao thoa và là kết quả của việc tỉ lệ phân chia năng lượng ánh sáng trong coupler 3 dB không chính xác. Tuy vậy dạng xuyên âm này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hệ thống WDM.

Suy hao xen làm năng lượng của các tín hiệu quang của các kênh yếu đi, mô hình của chúng được mô tả trong hình sau, trong đó cả hai tín hiệu của kênh đã tách và phần tín hiệu còn lại sau tách đều đã bị yếu đi :

1 In 2 out 3 Add 4 dropp λG λG ADM P1 P2 P4

Hình 4. 13: Suy hao xen trong OADM

Hệ số suy hao xen linstương ứng với hiệu suất truyền ánh sáng từ một cổng i

tới một cổng j và ảnh hưởng của nó lên tất cả các kênh là như nhau và được tính theo công thức:

Lins= 10 log (Pi /Pj) (4.4)

Trong đó Pi và Pj là năng lượng của tín hiệu quang tại các cổng ra của OADM và giả sử không xuất hiện xuyên âm hay PDL.

Phản xạ ngược:

Mô hình và các tham số ảnh hưởng đến quá trình phản xạ ngược được mô tả trong hình (). Nếu OADM lựa chọn bước sóng dựa trên cách tử Bragg với bước sóng phản xạ là λG và khi các kênh (các tín hiệu quang có bước sóng khác nhau) được đưa vào cổng 1 hoặc 3 các tín hiệu có bước sóng λG được lựa chọn sẽ được phản xạ và đưa đến cổng 4 hoặc 2 theo thứ tự đó. Tuy nhiên cũng có một bộ phận của ánh sáng bị phản xạ ngược trở lại cổng ban đầu, ta xem phần phản xạ ngược trở lại này có năng lượng là P1’ và P3’. Như vậy hệ số phản xạ ngược Sii được tính bằng 10 log(Pi / Pi’). Các ảnh hưởng của việc phản xạ ngược này có thể tránh được bằng việc sử dụng các bộ cách ly Isolator tại cả hai cổng này (cổng In 1 và cổng Add 3).

Cũng có một phương pháp khác dùng để tránh hiện tượng này là dùng bộ cân bằng OADM phù hợp. 1 In 2 out 3 Add 4 dropp ADM P1 λG P1' P3 P3' λG

Hình 4. 14: Mô hình và tham số của phản xạ ngược trong OADM

Một phần của tài liệu Cách tử Bragg sợi quang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w