Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông (Trang 25 - 27)

Con người đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, yếu tố con người ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng cần đặc biệt chú trọng tới công tác tuyển chọn, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo thực hiện tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngày càng phát triển với yêu cầu cao hơn. Các biện pháp đề xuất gồm:

Chú trọng công tác tuyển chọn cán bộ kinh doanh: Trong hoạt động tín dụng

của Ngân hàng, cho dù các quy định, các quy chế cho vay có chặt chẽ đến đâu mà cán bộ tín dụng cố tình vi phạm, làm trá i nguyên tắc, cấu kết với khách hàng thì nguy cơ không thu hồi nợ được dẫn đến thất thoát tài s ản của Ngân hàng là điều tất yếu. Do vậy, công tác tuyển chọn cán bộ kinh doanh căn cứ trên đạo đức và khả năng nhận thức cần được quan tâm đúng mức. Đạo đức tốt quyết định hành vi và mục đích hành động. Khả năng nhận thức sẽ đáp ứng sự thích nghi với hoạt động đa dạng và luôn phát triển của ngành ngân hàng, đây là điều kiện cần thiết của một ngân hàng trong môi trường cạnh tranh.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứ ng yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Cán bộ kinh doanh không những phải có đạo

đức tốt và khả năng nhận thức cao mà còn phải có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để quản lý tài sản của ngân hàng. Muốn vay, ngoài việc khuyến khích cán bộ tín dụng tự trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Ngân hàng cần phải nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc đào tạo như:

+ Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến kiến thức mới và kinh

nghiệm cho vay đến cán bộ tín dụng, tập trung các kỹ năng đánh giá phân tích báo cáo tài chính, phân loại khách hàng, thẩm định dự án… Các kiến thức mang tính chuyên sâu về tín dụng.

+ Rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ của cán bộ để có thể tiếp cận với

những khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Tổ chức những buổi hội thảo trong nội bộ nhằm chia sẽ kinh nghiệm là m việc.

Đây là một việc là m thiết thực và mang lạ i hiệu quả cao. Thông qua sự trao đổi, những vấn đề khó khăn, những vướng mắc trong công việc sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng.

Chế độ lương, thưởng hợp lý, tạo cơ hội thăng tiến, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ tín dụng và yên tâm công tác: Một vấn đề mà không chỉ Ngân hàng Phương Đông mà tất cả các ngân hàng khác cần lưu ý là việc giải quyết mối quan

cán bộ tín dụng là một nghề ẩn chứa nhiều rủi ro, yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp phải đặt lên hàng đầu, môi trường làm việc của nhân viên tín dụng đầy cạm bẫy, đầy sự cám dỗ, đòi hỏi họ phải có bản lĩnh, tỉnh táo. Bởi thế, một chế độ tiền lương thưởng hợp lý với những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp sẽ là những yếu tố quan trọng động viên tinh thần và nâng cao ý thức trách nhiệm với nghề.

Xây dự ng quy chế đạo đức nghề nghiệp cho toàn hệ thống. Trong đó, nêu cao

tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên, đề ra quy tắc thực hiện cho vay lành mạnh, chống tiêu cực, rèn luyện tư cách đạo đức cho mỗi nhân viên. Trên cơ sở đó, có những biểu dương hay khiển trách đúng lúc trong các cuộc họp định kỳ. Để thực hiện được điều này, trước hết ban lãnh đạo phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay, nghiêm túc thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng. Ngoài ra, cần có những chính sách, chế độ ưu đãi, khen thưởng, xử phạt thông qua chính sách về thu nhập, các phụ cấp phương tiện đi lại cho hợp lý, chi phí lưu trú khi đi thẩm định, thường xuyên quan tâm động viên nhân viên. Có như vậy nhân viên mới hết lòng tận tụy với ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, một nguồn thu chủ yếu của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Phương Đông nói riêng. Tuy nhiên, trong một môi trường kinh doanh luôn thay đổi và đầy cạnh tranh, tín dụng ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Với mục tiêu cơ cấu lại hoạt động và lành mạnh hóa tình hình tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập như hiện nay, Ngân hàng Phương Đông đã có những giải pháp thích hợp nhằm chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Đông. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, tiểu luận đề xuất một số kiến nghị với mong muốn góp phần bổ sung và hoàn thiện những giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động kinh doanh của OCB nói riêng được an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Do vấn đề quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề khá rộng lớn, thời gian nghiên cứu thu thập s ố liệu quá hạn hẹp nên trong quá trình phân tích sẽ còn nhiều điều cần được thảo luận và không tránh khỏi được những thiếu sót. Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy và các bạn trong lớp để nhóm có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông (Trang 25 - 27)