Quản lý thực hiện dự án:

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực trạng và giải pháp.doc (Trang 45 - 52)

II. Thực trạng quản lý các dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua:

2. Quản lý các dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn từ ngân sách: 1.Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

2.3. Quản lý thực hiện dự án:

a. Quản lý lập kế hoạch tổng thể hoạt động của dự án:

Lập kế hoạch chi tiết hoạt động của dự án được bắt đầu sớm sau khi các nhà thầu hoàn thành mọi thủ tục nhận thầu, đặc biệt là kế hoạch vốn cho từng giai đoạn triển khai dự án. Tuy nhiên nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên việc thực hiện không đủ đáp ứng vốn cho một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia theo tỉ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch hoạt động của nhà thầu. Trong một số trường hợp dự án cấp bách còn có tình trạng chủ đầu tư phải vay tiền của nhà thầu để giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là việc bố trí vốn vẫn còn tình trạng dàn trải, phân đều cho các huyện thị. Tình trạng bố trí vốn dàn trải, phân tán đã giảm ở cấp tỉnh nhưng lại diễn ra ở cấp Huyện, thị xã., lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách hàng năm cân đối vốn. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng còn hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 50 - 60% nhu cầu, trong khi đó số lượng dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề xuất nhiều, số lượng dự án đượng duyệt chưa phù hợp với khả năng cân đối.

Ví dụ: Công trình nạo vét kênh tiêu trạm bơm Khánh Công là công trình khởi công mới năm 2003, có tổng mức đầu tư là 3.387 triệu đồng, bó tí kế hoạch năm 2003 là 300 triệu đồng, Công trình chuyển tiếp xây dựng trường Chính trị tỉnh có tổng mức đầu tưu là 10.200 triệu đồng, đã bố trí kế hoạch năm 2020 là 1.300 triệu đồng và kế hoạch 2003 là 1.000 triệu đồng ....

Trong năm 2004 bổ sung 4 công trình giao thông phát sinh do 6 xã của huyện Hoa Lư nhập về thị xã Ninh Bình, năm 2006,, bố trí vốn cho 26 công trình xử lý đột xuất: Xử lý sự số sạt lở kè tả, hữ sông Vạc, hệ thống cấp điện chiếu sáng di tích đền thờ vua Đinh - Lê ...

Kế hoạch vật liệu cũng được triển khai rất sớm và có được lợ thế chủ động về nguồn cung cật liệu do những loại vật liệu chíh là sản phẩm chủ đạo của nền sản xuất công nghiệp vật liệu chính là sản phẩm chủ đạo cảu nền sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng Ninh Bình như đá vôi, xi măng, sắt thép....

b. Quản lý phạm vi dự án:

Một dự án đầu tư phát triển được lập với mục tiêu cụ thể tuy nhiên lại liên quan đến nhiều cấp, ngành và có tác động đến nhiều đối tượng trong quá trình triển khai. Việc xác định phạm vi dự án tức là xác địng danh sách tất cả những gì dự án phải làm (và cũng có thẻ là một danh sách tất cả những điều mà dự án phải làm). Bất kỳ một dự án nào cũng phải có một phạm vi rõ ràng.

Đối với dự án XDCB trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, việc quản lý phạm vi dự án là quản lý của các sở, ngành liên quan trong quá trình tác động của dự án tới những đối tượng thuộc phạm vi sở, ngành quản lý.

Ví dụ như dự án nạo vét sông Sào Khê thuộc huyệ Hoa Lư. Sông Sào Khê không chỉ có giá trị trong phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp mà còn có giá trịnh phục vụ du lịch đồng thời cũng là di tích văn hoá lịch sử thời nhà Lê. Bởi vậy trong quá trình thực hiện dự án không chỉ là giám sát, đánh giá thực hiện của sở Nông nghiẹp mà còn có sự phân phối giám sát của sở Văn hoá, sỏ Du lịch đối với những hạng mục tu sửa nâng cấp ảnh hưởng đến giá trị khai thác thuộc phạm vi sở, ngành quản lý. Mọi sửa đổi gây ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên phục vụ du lịch hay làm thay đổi tính chất di tích văn hoá của sông Sào Khê đều phải có được sự chấp thuận của Sở Văn hoá, Sở du lịch.

Thời gian qua, việc phối hợp quản lý phạm vi dự án XDCB trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được các ngành, sở triển khai rất chặt chẽ, sát sao ngay từ những buổi đầu thực hiện dự án. Các sở chuyên trách thay mặt chính quyền địa phương trực tiệp quản lý, giám sát việc thực hiện các dự án trong phạm vi ngành mình. Đối với những trường hợp sai sót hoặc dự án triển khai vượt quá phạm vi hoạt động cho phép được yêu cầu thu hẹp phạm vi hoạt động theo

đúng nhiệm vụ, giới hạn cho phép hoạt động của dự án. Việc phối kết hợp chặt chẽ trong quản lý phạm vi dự án đã giúp giảm thiểu những phát sinh tiêu cực đối với môi trường cũng như các đối tượng hữu quan khác. Hạn chế tình trạng dự án làm rồi lại phải huỷ hoặc chỉnh sửa do không phù hợp qui chuẩn của các khía cạnh liên quan.

c. Quản lý tiến độ dự án:

Tiến độ dự án là một trong những yếu tố quyết định việc trúng thầu của nhà thầu. Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không chỉ có nhiệm vụ chứng minh năng lực triển khai dự án đúng qui chuẩn, đảm bảo chất lượng với mức giá trúng thầu thấp nhất mà còn phải đưa ra được phương án tiến độ tối ưu nhất.

Trên cơ sở tài liệu hồ sơ trúng thầu, công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ được HĐND và UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các chủ đầu tư ngày càng quan tâm hơn. Hàng tháng, hàng quý chủ thầu, BQLDA có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Kế hoạch tỉnh và chủ đầu tư báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Sở thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình, nhất là công trình trọng điểm. Qua thanh tra và kiểm tra đã phát hhiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Qua thực tế các dự án triển khai thời gian qua trên địa bàn tỉnh có thể nhận thấy việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án đẩy nhanh tiến độ và đưa vào hoàn thành sử dụng.

Hình thức đấu thầu, chia nhỏ dự án thành các gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp ... cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa vào sử dụng và phát huy được hiệu quả.

Tuy nhiên vẫn còn khoảng 25% dự án không đảm bảo được tiến độ, thậm chí có dự án hết thời hạn thực hiện vẫn chưa khởi công xây dựng. Theo qui chế quản lý đầu tư đã qui định: đối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm;

nhóm B không quá 4 năm, nhưng trên thực tế một số dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm, nhóm B quá 4 năm. Nguyên nhân đến từ:

- Thủ tục phê duyệt dự án phải qua nhiều Sở ngành.

- Công tác thẩm định kéo dài thời gian so với qui định do liên quan đến nhiều cơ quan, việc giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan không phải là một sớm một chiều.

- Chậm đưa công trình vào hoàn thành.

- Và phần lớn tình trạng chậm tiến độ là vì chậm bố trí vốn, khả năng cân đối vốn của tỉnh thấp.

Một số dự án điển hình khác như dự án trung tâm y tế huyện Yên Mô, dự án trường Chính trị Tỉnh, dự án nước sạch sinh hoạt xã Gia Lập.

Kéo dài thời gian đầu tư không những ảnh hưởng đến hiệu quả dự án mà còn gây ảnh hưởng lớn đối với các mặt khác của đời sống KT - XH như vấn đề ô nhiễm, giao thông ...

d. Quản lý chi phí dự án:

Nhìn chung chi phí dự án đã được chủ đầu tư quản lý khá chặt chẽ trên cơ sở hướng dẫn của Nghị định số 99/2007/NĐ - CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong quá trình lập tổng mức đầu tư. Sau đấu thầu, các khoản chi phí xây dựng đều được xã hội hoá giao cho các nhà thầu trực tiếp quản lý. Chủ đầu tư chi quản lý chi phí theo dự toán chứ không đi sâu giám sát từng hạng mục chi phí trong quá trình thực hiện dự án.

Tuy chủ sở hữu các nguồn vốn đầu và tài sản mới hình thành là Nhà nước, các chủ đầu tư là người chủ sử dụng công trình nhưng không phải là người chủ thực sự của đồng vốn nên chưa đề cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, thậm chí còn có tư tưởng xin được càng nhiều vốn của Nhà nước càng tốt. Ví dụ dự án xây dựng đường liên huyện cấp II thì qui chuẩn một lần đượng rộng 7,5m là phù hợp với qui mô nền kinh tế tỉnh. Nhưng cơ quan chuyên ngành là chủ đầu tư lại bác bỏ hệ thống qui phạm này với lý do qui

phạm đã lỗi thời và lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh trong tương lai và lập dự án đầu tư với qui mô lớn hơn. Việc tính toán đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai của đời sống xã hội là rất cần thiết đối với các dự án đầu tư công cộng tuy nhiên điều này lại dẫn đến tình trạng không cân đối với nguồn lực địa phương.

Chi phí cho các hạng mục xây dựng của công trình được tính trên cơ sở định mức xây dựng nên có sự chênh lệch giữa chi phí xây dựng thực tế và tổng dự toán, trong một vài trường hợp cụ thể mức chênh lệch này là khá lớn mà chi phí xây dựng chiếm tới 80 -85% tổng chi phí dự án. Đây là một khe hở rất phổ biến trong xây dựng, lợi dụng điểm này mà tiêu cực, tham nhũng vốn đầu tư của Nhà nước vẫn còn tồn tại và có xu hướn gia tăng với nhiều cách thức khác nhau.

Về việc quản lý giá vật liệu xây dựng:

- Còn duyệt đơn giá vật liệu riêng cho nhiều công trình, mặc dù các công trình bên cạnh đang áp dụng đơn giá chung cho cùng loại vật liệu, đây Cũng là một trong những điểm sơ hở cho việc ăn chia, tham ô của công nhờ việc áp dụng đơn giá thiếu minh bạch.

Hệ số đơn giá vật liệu khu vực theo quyết định: 1837/QĐ-UB ngày 22/12/1998 của UBND tỉnh mới phù hợp áp dụng cho các trung tâm các huyện thị chưa phù hợp với công trình nằm xa trung tâm dẫn đến chủ đầu tư phải xin thông báo giá riêng cho từng công trình, điều này gây ra hiện tượng giá vật liệu xây dựng không có tính thống nhất. Một số giá vật liệu chưa sát giá thị trường.

Chi phí giải phóng mặt bằng: Định mức đền bù giải phóng mặt bằng do tỉnh ban hành. Hầu hết các dự án xây dựng thuộc phạm vi vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian vừa qua không gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên theo đánh giá chung thì định mức chi trả hiện nay của tỉnh là còn thấp.

Chất lượng dự án phải được giám sát, quản lý trong suốt cả vòng đời của dự án sao cho đảm baỏi quy chuẩn xây dựng của Nhà nước. Chất lượng xây dựng công trình phụ thuộc vào các đối tượng sau:

+. Chủ đầu tư: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu.

- Tuyển chọn tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp có đủ tư cách pháp nhân, có đủ năng lực để đảm nhận các công việc trong quá trình đầu tư.

- Kiểm tra chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duỵêt.

- Được quyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, tổ chức nhận thầu xây lắp giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị và công việc do các tổ chức này thực hiện nếu thấy không đạt yêu cầu quy định có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi chủ đầu tư phải có đủ năng lực để quản lý dự án hoặc thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư quản lý dự án.

+. Trách nhiệm của nhà thầu:

- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt; áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư tổ chức thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chắt lượng công trình xây dựng.

- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công xây lắp công trình kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.

- Vật liệu cấu kiện xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng nhận về chất lượng gửi cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dụng theo quy định.

Trên thực tế, công tác quản lý chất lượng dự án của tỉnh Ninh Bình vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau.

Trong lựa chọn nhà đầu tư vấn lập dự án, chủ đầu tư có xu hướng chọn nhà tư vấn trước khi trình bày dự định đầu tư nên không có tính cạnh tranh. Thậm chí một số đơn vị tư vấn được lựa chọn thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án dẫn đến tình trạng dự án lập ra thiếu sức thuyết phục, không đáp ứng đúng quy chuẩn xây dựng, không khảo sát địa hình địa chất hay bỏ xót những hạng mục quan trọng như cấp thoát nước, phòng chống cháy nổ... chất lượng tư vấn thấp. Ví dụ như dự án đầu tư xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư đường vòng thị xã Tam Điệp do công ty cổ phần xây dựng Hoàng Mai là đơn vị tư vấn khi tính toán khối lượng san nền không chính xác, sử dụng hệ số đầm nén của vật liệu không qua thí nghiệm.

Chủ đầu tư tỉnh nói chung nhìn chung chưa thực hiện nghiệm thu do nhà tư vấn thực hiện trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán.

Thời gian qua đối với dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình việc nhà thầu thay đổi chủng loại nguyên vật liệu so với đấu thầu hầu như là không có. Nhưng tình trạng tham ô lại diễn ra theo cách thức cắt giảm, ăn bớt nguyên vật liệu này gây giảm sụt chất lượng công trình.

Công tác giám sát thi công nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn phần không có cán bộ nên chủ yếu dựa vào báo cáo của nhà thầu. Có công trình không đảm bảo chất lượng nhưng vãn nghiệm thu. Ví dụ: Kênh

Cánh Diều mỗi lần vận hành là nước lại ngấm qua kênh tràn về phía đường quốc lộ 10.

Các cấp chính quyền thực hiện theo dõi đảm bảo chất lượng dự án thông qua chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư định kỳ của BQLDA. Đối

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực trạng và giải pháp.doc (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w