5.1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và lượng hóa số liệu điều tra về tình hình hoạt động và hiệu quả của các HTX trên địa bàn xã Phong Sơn, tôi rút ra một số kết luận sau: 1) Xã Phong Sơn là một địa phương có nền sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, với nền nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân nơi đây(chiếm 70% tổng số lao động của xã). Phong Sơn có đủ điều kiện để các HTX.NN phát triển hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho xã viên.
2) Các hoạt động kinh doanh của các HTX tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nông nghiệp nên xã viên tham gia vào HTX là những hộ có tiến hành sản xuất nông nghiệp và họ cũng chính là khách hàng của các HTX.
3) Tuy vẫn còn nhiều thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ban chủ nhiệm HTX vẫn còn hạn chế về trình độ quản lý, khả năng huy động vốn sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu cơ chế chính sách hổ trợ phát triển nhưng hàng năm hoạt động kinh doanh của các HTX vẫn thu được lợi nhuận bình quân trên 20 triệu đồng/HTX/năm.
4) Những hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu được tổ chức ở các HTX là cung cấp dịch vụ thủy lợi, làm đất, trong đó dịch vụ thủy lợi chính là nguồn thu chủ yếu của các HTX chiếm 81,14% lợi nhuận thu được năm 2010 vừa qua của các HTX. 5) Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào HTX khi HTX là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý các khâu chủ yếu như thủy lợi, làm đất,… Tuy nhiên lợi ích mà các HTX mang lại cho xã viên của mình lại không được đánh giá cao (20% xã viên cho rằng HTX không mang lại lợi ích gì cho quá trình sản xuất).
6) Trong các HTX đang hoạt động trên địa bàn xã Phong Sơn, HTX Tứ Chánh là đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất với 8 hoạt động được tổ chức trong đó có 7 dịch vụ kinh doanh thành công. Hàng năm thu lợi nhuận về cho HTX trên 60 triệu đồng. Đây cũng là HTX nhận được sự đánh giá cao của các xã viên và các các HTX khác về cung cách phục vụ và cách thức tổ chức kinh doanh. HTX Tứ Chánh xứng đáng là mô hình tập thể sản xuất tiên tiến để các HTX khác phải noi theo.
Qua quá trình nghiên cứu hoạt động của các HTX trên địa bàn xã Phong Sơn trong thời gian vừa qua. Tôi nhận thấy các HTX vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, hạn chế. Nhằm hổ trợ cho các HTX phát triển và đạt kết quả cao, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Chính quyền địa phương xã, huyện nên nghiên cứu, xem xét, phối hợp với các ban ngành có liên quan để hổ trợ, tạo điều kiện cho các HTX hoàn thiện cơ sở vật chất như: trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển,… của mình để phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất.
- UBND Huyện, Phòng Quy hoạch huyện tiến hành xây dựng hoàn thành tuyến kênh mương nội đồng, trạm bơm để công tác phục vụ thủy lợi được tốt hơn.
- Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ cho HTX tiếp cận được nguồn vốn phát triển HTX. Đồng thời, phối hợp với Phòng Nông nghiệp, các HTX tiến hành mở các lớp đào tạo cho cán bộ HTX.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của HTX trong sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
- Đảng và Nhà nước cần ban hành các chính sách phát triển HTX nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của kinh tế HTX hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo của các HTX trên địa bàn xã Phong Sơn từ 2006 - 2010
2. GS.Lê Văn Tùng, GS.Lê Văn Sung, 1999, Chế độ kinh tế hợp tác xã, vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.
3. Lê Văn Nam, bài giảng “Kinh tế hợp tác xã” – Trường ĐH Nông Lâm Huế,năm 2009.
4. Luật hợp tác xã năm 2003 (2005), Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội. 5. PGS.TS Vũ Trọng Khải. 2002. “Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam”. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
6. Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006, Giáo trình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, Hà Nội, NXB Nông Nghiệp
7.Phùng Quốc Chí, 2007, Phát triển HTX.NN, Kinh nghiệm Nhật Bản và bài học cho chính sách Việt Nam, đọc từ
http://www.vca.org.vn/uploaded/1/353_Nhat_Ban.doc
8. Sở Nông Ngiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, Hội nghị tổng kết thực hiện Luật Hợp tác xã, ngày 15 – 12 – 2011 đọc từ
http://www1.thuathienhue.gov.vn/Portal_News/Views/NewsDetail.aspx?Id=12365 9. Trung ương, chỉ thị 100 TC/TW ngày 13 – 01 – 1981 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng đọc từ http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx? distribution=784&print=true
10. Trung ương, Hội nghị BCH Liên minh HTX Việt Nam lần thứ 2, khoá IV, ngày 06 – 01 – 2011 http://www.lmhoptacxatthue.com.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=215%3Ahi-ngh-bch-lien-minh-htx-vit- nam-ln-th-2-khoa-iv-tip-tc-thc-hin-thanh-cong-mc-tieu-phat-trin-
kttt&catid=1%3Alatest&Itemid=1
11. Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 22-4-2001 đọc từ
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30138&cn_id=198926#
12. Trường ĐH An Giang, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa hoạt động dịch vụ các hợp tác xã nông nghiệp An Giang,
13. UBND Huyện Phong Điền, “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 2815/QĐ-UBND ngày 13/13/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010”.
14. UBND xã Phong Sơn, Báo cáo kinh tế - xã hội của xã năm 2010.
15.UBND xã Phong Sơn, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 16. Vũ Trọng Khải. 2002. Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Một số trang wed tham khảo:
1. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/06/13/3070/ 2. http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=1156