Có một giải pháp chiến lược phát triển Tập đoàn là đầu tư tăng năng lực, tăng quy mô kinh doanh hiện tại. Điều này ở Tập đoàn Việt Á đã và đang thực hiện. Để thực hiện giải pháp này Tập đoàn phải chi ra rất nhiều tiền và cần nhiều nguồn vốn và nếu đầu tư đúng hướng sẽ là biện pháp căn cơ nhất để Tập đoàn đẩy nhanh tốc độ phát triển một cách lâu dài. Thời gian qua Tập đoàn đã đầu tư theo chiều rộng để mở mang quy mô kinh doanh, đa dạng hóa lĩnh vực công nghệ. Giải pháp này Tập đoàn đang ra sức nỗ lực và đã đạt được thành công nhất định với quy mô các nhà máy, các công ty thành viên tăng vọt về số lượng, nguồn nhân lực cũng tăng mạnh và doanh thu đạt được của Tập đoàn rất cao. Tuy nhiên Tập đoàn cần chú ý tới vấn đề an toàn về tài chính. Việc mở rộng đầu tư tốn rất nhiều tiền và nguồn vốn do đó lợi nhuận
Tập đoàn tạo ra qua các năm chưa cao. Vì vậy mở rộng sản xuất đến đâu Tập đoàn cần phải cân đối nguồn lực Tài chính đến đó. Đây là giải pháp quan trọng để Tập đoàn phát triển bền vững. Biện pháp này được thực hiện khi năng lực kinh doanh hiện tại thấp hơn khả năng tiêu thụ làm hạn chế mức tăng trưởng doanh thu.
Tập đoàn cũng có thể xem xét việc đầu tư về chiều sâu tức là cải tiến công nghệ sản xuất để làm tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Việc phát triển công nghệ thiết bị mới sẽ làm giảm được chi phí nhân công , nguyên vật liệu, nhiên liệu, sửa chữa thường xuyên. Giá thành tiêu thụ giảm khi tăng tiêu thụ sản phẩm và đồng thời sản phẩm đạt chất lượng tốt giúp khả năng tiêu thụ sản phẩm tăng. Bên cạnh đó việc đầu tư này sẽ làm tăng chi phí cố định của Tập đoàn lên cao và tiềm ẩn rủi ro lớn về hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp sản xuất không đủ công suất dẫn tới giá thành cao hoặc trong một thị trường sức mua còn hạn chế sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm.
Đầu tư một cuộc kinh doanh mới: Để đa dạng hóa ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, trở thành một Tập đoàn thực thụ phát triển hơn nữa thì giải pháp tìm kiếm một cơ hội đầu tư mới rất hiệu quả. Biện pháp này đòi hỏi người điều hành Tập đoàn nhạy bén trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới kịp thời và đúng hướng. Giải pháp này đòi hỏi có nguồn lực rất lớn, không thể tự tài trợ được do vậy cần có sự góp vốn của nhà đầu tư khác. Có thể là nhà đầu tư tổ chức, được ngân hàng tín nhiệm cho vay, đông đảo cán bộ nhân viên trong Tập đoàn và huy động vốn từ kênh thị trường chứng khoán.
Tập trung phát triển ngành có chủ lực. Đây là hướng để tập đoàn ra sức cạnh tranh với đối thủ trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài và hướng thị trường ra quốc tế, thực hiện xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn nữa. Do vậy theo hướng này Tập đoàn nên cắt bỏ những hoạt động kém hiệu quả mà đòi hỏi nguồn lực lớn. Giải pháp này sẽ làm giảm doanh thu của Tập đoàn trong ngắn
hạn nhưng được lại Tập đoàn tăng trưởng về lợi nhuận và trong dài hạn đó là điều để phát triển bền vững.
Đối với từng công ty thành viên và các nhà máy
Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ các công ty thành viên, các nhà máy thu hồi được tổng số phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, đồng thời thực hiện được lợi nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa được bán ra, tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. Các giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là:
- Tăng tiêu thụ cả về chất lượng lẫn khối luợng
Mở rộng đại lý phân phối sản phẩm ở các tỉnh phía Bắc. Hiện nay trong khu vực có rất nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất các thiết bị điện công nghiệp như …Mặc dù vậy nhu cầu sử dụng các thiết bị điện cho xây dựng, cho tiêu dùng đang tăng mà đặc biệt là trong nội tỉnh cho nên với lợi thế giá cả hợp lí, Tập đoàn cần mở rộng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm cho nhu cầu trong khu vực và trong tỉnh.
- Đối với công tác vận chuyển: làm tốt công tác vận chuyển, bốc vác và đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ. Cần phục vụ khách hàng theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Do đó, bên cạnh việc khoán phương tiện vận chuyển, ở các nhà máy cần tăng cường kiểm tra đôn đốc vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển và kí hợp đồng vận chuyển đối với vận chuyển thuê bao sao cho phù hợp kế hoạch tiêu thụ và hợp đồng tiêu thụ đồng thời sắp xếp thời gian hợp lý.
- Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý.
+ Tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Tồn kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp Tập đoàn không vi phạm hợp đồng tạo uy tín tốt. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ
ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho Tập đoàn cho đến khi chúng được xuất bán mà còn làm phát sinh chi phí lưu kho cao. Thậm chí nếu tồn kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng được . Do đó phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp.
Về nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất, lắp đặt các hợp đồng, các dự án. Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào kho cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của từng nhà máy.
Về công cụ, dụng cụ: kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm, các thiết bị đo đếm trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lượng thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo sản xuất liên tục đúng tiến độ.
Về thành phẩm: xi măng xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho, phải kiểm kê thường xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm hư hỏng, không đúng khối lượng, chất lượng, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác phải đẩy mạnh tiêu thụ tăng số vòng quay kho.
+ Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch tồn kho phải bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu.