NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 75 - 96)

PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

3.2.1. Về các quy định pháp luật

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được ban hành và thực thi hơn mười năm, đem lại những hiệu quả đáng kể đối với xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành nói chung và quy định về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi cho phù hợp.

Thứ nhất, về đối tượng được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đối tượng là các con được pháp luật bảo vệ khi cha mẹ ly hôn bao gồm "con chưa thành

niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình". Quy định này được hiểu là các con được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn gồm con chưa thành niên, con đã thành niên bị khuyết tật, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, đối tượng được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn quá rộng một cách không cần thiết và có sự trùng lặp. Thực tế không phải người thành niên khuyết tật nào cũng phải sống dưới sự nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ, rất nhiều người khuyết tật vẫn có khả năng lao động, có công việc ổn định với thu nhập hoàn toàn có thể nuôi sống bản thân thậm chí cả gia đình. Ví dụ, một nhà văn bị tai nạn và mất hai chân, anh phải ngồi xe lăn nhưng việc bị khiếm khuyết đôi chân không làm ảnh hưởng đến khả năng sáng tác văn chương của anh, hàng ngày anh vẫn sáng tác và nhận tiền thù lao. Hoặc có những người bị khuyết tật không có khả năng lao động nhưng họ vẫn có tài sản để tự nuôi mình. Ví dụ, một người bị liệt nhưng được ông nội để lại thừa kế cho hai tỷ đồng. Anh nhờ người đem số tiền ấy gửi tiết kiệm và hàng tháng dùng số tiền lãi suất ngân hàng để chi tiêu và thuê người giúp việc phục vụ mình mà không cần phụ thuộc vào cha mẹ. Do đó vấn đề bảo vệ quyền của con chỉ cần thiết với con đã thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà những người này đã nằm trong trong đối tượng con đã thành niên "không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình". Với quy định như trên cũng có thể hiểu là đối tượng các con được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn là con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật và không có tài sản để tự nuôi mình, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự và không có tài sản để tự nuôi mình, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên, cách hiểu này chỉ đúng khi quy định về cấp dưỡng nuôi con trong khi bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng, cha, mẹ còn có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục… đối với con. Người mất

năng lực hành vi dân sự là người "bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự" [31, Điều 22]. Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự luôn phải có người giám hộ và trong trường hợp người đó chưa có vợ, chồng hoặc con đã thành niên thì cha mẹ là giám hộ đương nhiên. Mặt khác, họ cũng cần được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ dù họ có tài sản hay không có tài sản để nuôi mình. Nếu như người không có khả năng lao động nhưng có tài sản, họ có thể thuê người chăm sóc mình thì người mất năng lực hành vi dân sự, họ không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nên không thể thực hiện giao dịch dân sự để có người chăm sóc mình. Do đó đây cần được coi là một đối tượng được pháp luật bảo vệ khi cha mẹ ly hôn dù họ có hay không có tài sản để tự nuôi mình.

Tóm lại, nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được đặt ra với cả con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không phải tất cả các con đã thành niên đều được cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng mà nghĩa vụ ấy chỉ đặt ra đối với con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình và con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Do

đó, nên sửa Khoản 1 Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: "Cha mẹ có

nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự". Đoạn 1 Điều 56 sửa

thành: "Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên,

con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con". Đoạn 1 khoản 1 Điều 92 cần được

sửa như sau: "Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,

giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự".

Thứ hai, về việc giao con cho ai nuôi.

Theo Khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, khi Tòa án giao con cho ai nuôi, "nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con" [28]. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết "Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Tòa án phải hỏi ý kiến của người đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai" [36].

Theo quy định này và thực tiễn áp dụng pháp luật, thủ tục lấy ý kiến của con trẻ là bắt buộc trong giải quyết án ly hôn. Nếu thiếu thủ tục này án sẽ bị tòa cấp trên tuyên hủy. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử của ngành tòa án việc lấy ý kiến trực tiếp của trẻ là bắt buộc nhưng cũng chỉ để tham khảo khi Tòa án quyết định. Trước khi ra quyết định về việc giao con cho ai nuôi, Tòa sẽ xem xét các điều kiện về việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy… để lựa chọn người nuôi con, bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Trên thực tế, việc hỏi ý kiến của trẻ nhiều trường hợp không hề đơn giản. Nhiều vụ do cho cha mẹ không chịu đưa trẻ đến tòa nên cán bộ tòa phải tìm đến trường học hay nơi sinh sống của trẻ lấy ý kiến. Không cán bộ tòa nào muốn làm việc này, bởi hầu hết các trẻ đều ngơ ngác, khóc lóc khi biết cha mẹ mình muốn ly hôn. Và trong tờ tường trình của trẻ đều thể hiện là muốn sống chung với cả cha lẫn mẹ. Đã có những trường hợp, một số em buồn bã, học hành sa sút, thậm chí bỏ nhà đi bụi. Có những vụ việc mà người mẹ chở con đến tòa sau giờ tan học để hoàn thành thủ tục lấy ý kiến nguyện vọng của con trong vụ ly hôn của bà với chồng. Tại tòa, thẩm phán khuyên trẻ nên thực lòng viết ra những gì mình mong muốn, còn người mẹ lại ra sức ngồi bắt con viết theo ý mình là chỉ muốn sống chung với mẹ. Một lúc sau, đứa trẻ hoảng loạn, không những không viết được mà còn bật khóc và bỏ chạy ra đường, suýt chút nữa thì bị xe đụng. Hay có trường hợp cha mẹ ly hôn, có tranh chấp nuôi con trên chín tuổi nhưng tại thời điểm tranh chấp, con lại đang đi học ở nước ngoài. Gặp tình huống này, tòa lúng túng, không biết có cần phải thực hiện ủy thác tư pháp để xem xét nguyện vọng của con hay

không vì luật không hướng dẫn…Ngoài ra, trong trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thuộc trường hợp được nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn thì việc lấy ý kiến của người đó có ý nghĩa gì không.

Việc "xem xét nguyện vọng" của con cái theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình là cần thiết. Khi cha mẹ ly hôn, các em đã mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình nên rất cần hỏi ý kiến để các em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của các em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của các em. Nhưng thiết nghĩ, pháp luật hôn nhân và gia đình không nên áp đặt việc xem xét nguyện vọng của con từ đủ chín tuổi trở lên với việc hỏi ý kiến của con mà có thể lấy nguyện vọng của trẻ một cách nhẹ nhàng thông qua những người thân, thầy cô giáo hay những người hàng xóm, láng giềng. Như vậy vừa đảm bảo nguyện vọng của con từ đủ chín tuổi trở lên vẫn được xem xét khi Tòa án giải quyết lại không ảnh hưởng tiêu cực đến chúng.

Thứ ba, về quyền thăm nom con.

Về quyền thăm nom con được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn một số bất cập như sau:

Một là, Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ quy định thăm nom

con là một quyền nên nhiều trường hợp người không trực tiếp nuôi con đã bỏ qua việc này, mặc dù họ vẫn ý thức được trách nhiệm của mình và có điều kiện thuận lợi để thực hiện nó hoặc người không trực tiếp nuôi con không quan tâm đến sự trưởng thành, những nhu cầu tình cảm của những đứa con mà chính mình đã đem đến sự thiệt thòi cho chúng. Bởi vậy, những đứa con vốn đã thiệt thòi vì chỉ được sự chăm sóc của một người nay lại phải mang

nặng tâm lý bị bỏ rơi của người kia. Do đó việc thăm nom con nên quy định không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con để quyền và lợi ích hợp pháp của con được đảm bảo một cách toàn diện hơn.

Hai là, pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định về việc xử lý đối

với những hành vi cản trở quyền thăm nom con hoặc lạm dụng quyền thăm nom con để gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom, chăm sóc nuôi dưỡng con của người trực tiếp nuôi con nhưng chưa có quy định nào hướng dẫn về những hành vi cản trở quyền thăm nom con hay như thế nào được coi là gây cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Điều này sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật của các Tòa án để giải quyết những vụ việc như trên là không thống nhất. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao với chức năng, nhiệm vụ là hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án nên dựa trên kết quả tổng kết kinh nghiệm xét xử của các tòa để ban hành văn bản hướng dẫn về các vấn đề trên để việc giải quyết vụ việc của các Tòa án được nhanh chóng và thống nhất.

Ba là, mặc dù Nghị định 110/2009/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi

phạm hành chính đối với hành vi cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nhưng thiết nghĩ mức xử phạt đó chưa đủ sức răn đe. Pháp luật nên quy định, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở quyền thăm nom con mà vẫn tái phạm thì Tòa án sẽ coi đây là một điều kiện để thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu các bên có yêu cầu. Ngoài ra nên thay từ "ngăn cản" ở Điều 13 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP bằng từ "cản trở" để thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình và Nghị định.

Bốn là, việc hạn chế quyền thăm nom con được quy định tại Điều 94

thăm nom con, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con nhưng lại không quy định về thời hạn hạn chế quyền thăm nom con. Sự thiếu sót này sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật về hạn chế quyền thăm nom con của Tòa án và các đương sự gặp nhiều khó khăn. Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình cần bổ sung quy định về thời hạn hạn chế quyền thăm nom con là một khoảng thời gian nhất định, có thể từ một đến năm năm tùy vào mức độ ảnh hưởng của việc lạm dụng quyền thăm nom con.

Năm là, cũng giống như việc cản trở quyền thăm nom con, hành vi

lạm dụng quyền thăm nom con để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con của người trực tiếp nuôi con nên bị xử phạt vi phạm hành chính và trong trường hợp bên vi phạm đã bị xử phạt mà vẫn tái phạm thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.

Ngoài ra, hiện nay phổ biến hành vi người không trực tiếp nuôi con đón con về chơi nhưng sau đó không chịu giao lại cho người có quyền nuôi con. Như trường hợp của chị Phan Thị Lợi (xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh). Tòa án nhân dân huyện Củ Chi xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn giữa chị Phan Thị Lợi và chồng chị. Về phần con chung, tòa ghi nhận sự thỏa thuận, giao cho chị tiếp tục nuôi con, chồng chị phải cấp dưỡng cho cháu. Theo tòa, bé còn nhỏ cần sự chăm sóc của mẹ và cũng để ổn định tâm sinh lý nên cần thiết phải giao cho mẹ. Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị nên có hiệu lực thi hành. Bốn năm sau ngày ly hôn mọi việc vẫn diễn ra êm đẹp, quan hệ giữa hai bên cũng không có biến cố. Nhưng chị Lợi cho biết đầu tháng 6-2012, như thường lệ, chị cho con về bên nội chơi nhưng gần một tuần chị quay lại đón con về thì bị nhà chồng cũ kiên quyết ngăn cản. Phía này bảo bây giờ cháu bé đã lớn nên họ muốn giữ ở lại để tiếp tục nuôi dưỡng. Họ cũng không cho chị gặp con trong khi cháu bé bày tỏ nguyện vọng chỉ muốn sống chung với mẹ.

Trong trường hợp này, chị Lợi sẽ vô cùng lúng túng khi giải quyết bởi lẽ, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định điều chỉnh về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này, chồng chị Lợi có thể bị khởi tố hình sự về tội không chấp hành bản án. Tuy nhiên, bản án đã có hiệu lực hơn bốn năm và chồng chị đã thực hiện nghĩa vụ giao con, tức là bản án đã được thi hành vì vậy không có cơ sở để khởi tố anh về tội không chấp hành bản án. Ý kiến khác cho rằng hành vi này cấu thành tội chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Trang 75 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)