Ma trận SWOT(Strengths_Weaknesses_Oportunities_Threats)
Do đặc điểm về sản phẩm của Công ty rất đa dạng, do đó ta không thể vận dụng ma trận này cho tất cả các sản phẩm của Công ty. ở đây ta chỉ áp dụng cho từng sản phẩm, trong phạm vi có hạn của chuyên đề này ta sẽ áp dụng cho sản phẩm xây lắp thuộc Công ty Sông Đà II.
MA TRẬN SWOT ÁP DỤNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ II
Ma trận SWOT
Cơ hội (o):
1. Khoa học công nghệ phát triển tác động tới xây dựng.
2. Chính phủ đầu tư vào một số công trình lớn. 3. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
4. Sự phát triển của dịch
Nguy cơ (T): 1. Đối thủ cạnh tranh mạnh.
2. Yêu cầu về chất lượng công trình, sức ép giá của các chủ đầu tư.
3. Xuất hiện các liên doanh về xây dựng.
4. Chính sách pháp luật của Nhà nước thay đổi Trang 49
vụ khách sạn. 5. Các trụ sở cơ quan nhà nước ở các thành phố đang xuống cấp. 6. Trình độ dân trí cao. thường xuyên. V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp quản lý kỹ thuật, chất lượng.
1- Xây dựng tiến độ biện pháp thi công chi tiết và an toàn lao động cho từng công trình trước khi khởi công.
2- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO –9000
3- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với từ loại công trình, từng loại hình công việc.
4- Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể của từng công trình bố trí hợp lý xe, máy, thiết bị, nhân lực bảo đảm cho công tác thi công, kiểm tra giám sát chất lượng.
5- Tăng cường nghiên cứu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình SXKD nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành.
6- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy chế quy định về sử dụng xe máy thiết bị đã ban hành.
2. Giải pháp nhân lực và đào tạo:
1- Nhu cầu nhân lực. 2- Nhu cầu đào tạo.
3- Các biện pháp cụ thể sau:
3.1- Lập kế hoạch và quy hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân theo yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, đặc biệt đào tạo lại cán bộ về kiến thức kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu công việc và thông lệ quốc tế.
3.2- Đối với cán bộ, công nhân tuổi cao, năng lực sức khoẻ kém, cho nghỉ chế độ hoặc chuyển sang các công việc giản đơn phù hợp hơn.
3. Giải pháp kinh tế - tài chính.
1- Bổ sung, sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý tài chính của Công ty trên cơ sở điều lệ hoạt động và quy chế tài chính sửa đổi bổ sung của Tổng công ty phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của Công ty.
2- Xây dựng hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Xây dựng và ban hành quy chế thưởng phạt kịp thời.
3- Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá nội bộ tiên tiến dựa trên các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá của nhà nước và thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị.
4- Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn đầu tư, bảo đảm kế hoạch vay và trả nợ theo từng dự án (kế hoạch tín dụng vốn lưu động – xem phụ lục 7).
5- Tăng cường công tác hạch toán kinh doanh, thực hiện triệt để công tác khoán đến sản phẩm cuối cùng, cương quyết xử lý dứt điểm tồn tại tài chính.
6- Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn, gắn công tác thu hồi vốn vào kế hoạch sản xuất của các đơn vị, nâng cao hiệu quả SXKD bằng biện pháp sử dụng hiệu quả đồng vốn.
7- Xây dựng hệ thống kinh tế - tài chính đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ quản lý dự án tự đầu tư: Xây dựng trụ sở và văn phòng cho thuê tại Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Tây.
8- Nghiên cứu xây dựng mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để áp dụng khi Tổng công ty cho phép.
4. Công tác đời sống
Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV trong công ty trên cơ sở tăng cường phúc lợi, tăng cường ổn định sản xuất và tiền lương.
- Tăng cường tìm kiếm việc làm, bảo đảm 100% công nhân có việc làm thường xuyên. Nâng cao năng xuất lao động trên cơ sở liên tục cải tiến biện pháp tổ chức và quản lý thi công, chống lãng phí, thất thoát trong các khu thi công.
- Bảo đảm phân phối tiền lương thu nhập công bằng, hợp lý theo hướng khuyến khích người làm việc tốt, tay nghề cao.
5. Công tác thi đua
Tăng cường hoạt động của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ thông qua các phong trào phát động thi đua sản xuất, nâng cao năng suất lao động, xây dựng các điển hình tiên tiến.