đẳng thức. Đặc biệt, trong trường hợp giá trị của biến tồn tại thì chúng có thỏa mãn các điều kiện cho trước hay không.
PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Sau khi trực tiếp áp dụng đề tài vào giảng dạy tôi nhận định rằng: Đề tài áp dụng đã có hiệu quả nhất định vì nó gần gũi và phù hợp với đối tượng học sinh trung bình, khá, giỏi.
- Dạytrong các tiết bài tập. - Dạy vào tiết tự chọn. - Bồi dưỡng học sinh giỏi.
PHẦN IV: KẾT QUẢ
Trong quá trình giảng dạy tôi đã làm phép đối chứng ở các học sinh giỏi toán của trường trong nhiều năm qua tôi đã cho học sinh đọc một số cách giải sai mà học sinh hay mắc phải nhữngchỗ sai và tìm cách khắc phục như thế nào. Kếtquả 90% học sinh có thể định hướng và vận dụnggiải các bài toánthành thạomột cách có hiệu quả.
Như vậy sau khi tôi phân tích kỹ các sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong khi giải bài toán về căn bậc hai, các bài toán rút gọn, giải phương trình vô tỉ và bất phương trình vô tỉthì số học sinh giải đúng bài tập tăng lên, số họcsinh mắc sai lầm khi lập luận tìm lời giải giảm đi nhiều. Từ đó chất lượng dạy và học môn Đại số nói riêng và môn Toán nói chung được nâng lên.
PHẦN V: KẾT LUẬN
Thông qua bài viết các bạn có thể phần nào thấy được những sai lầm thường gặp trong việc sử dụng bất đẳng thức Cauchy từ đó rút ra được cho bản thân cách dạy, cách học như thế nào cho hiệu quả nhất.
Phần kiến thức về căn bậc hai,các bài toán rút gọn, giải phương trình vô tỉ và bất phương trình vô tỉ các phép biến đổi rất rộng và sâu, tương đối khó với học sinh, có thể nói nó có sự liên quan và mang tính thực tiễn rất cao, bài tập và kiến thực rộng, nhiều. Qua việc giảng dạy thựctế tôi nhận thấy để dạy học được tốt thì cần phải nắm vững những sai lầm của học sinh thường mắc phải và bên cạnh đó học sinh cũng phải có đầy đủ kiến thức cũ, phải có đầu óc tổng quát, lôgic do vậy sẽ có nhiều học sinh cảm thấy khó học phần kiến thức này.
Để nâng cao chất lượng dạy và học giúp học sinh hứng thú học tập môn Toán thì mỗi giáo viên phải tích luỹ kiến thức, phải có phương pháp giảng dạy tích cực, củng cố kiến thức cũ cho học sinh và là cây cầu nối linh hoạt giữa kiến thức và học sinh.
Với sáng kiến “Phát hiện và biện pháp khắc phục sai lầm trong khi giải toán” tôi đã cố gắng trình bày các sai lầm của học sinh thường mắc phải một cách tổng quát nhất, bên cạnh đó tôi đi phân tích các điểm mới và khó trong phần kiến thức này so với khả năng tiếp thu của học sinh để giáo viên có khả năng phát hiện ra những sai lầm của học sinh để từ đó định hướng và đưa ra được hướng giải quyết cũng như biện pháp khắc phục các sai lầm đó.
Bên cạnh đó tôi luôn phân tích các sai lầm của học sinh và nêu ra các phương pháp khắc phục và định hướng dạy học ở từng dạng cơ bản để nâng cao cách nhìn nhận của học sinh qua đó giáo viên có thể giải quyết vấn đề mà học sinh mắc phải một cách dễ hiểu. Ngoài ra tôi còn đưa ra một số bài tập tiêu biểu thông qua các ví dụ để các em có thể thực hành kỹ năng của mình.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và tôi chỉ nghiên cứu ở một phạm vi, nên khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết.Đặc biệt gặp sai lầm khi giải toán là điều khó tránh khỏi. Tìm ra sai lầm và sửa chữa sai lầm cũng không dễ chút nào. Nhưng nếu các bạn có ý thức khi giải toán thì chắc chắn các bạn sẽ thành công !
Vì vậy tôi chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản nhất để áp dụng vào trong năm học này qua sự đúc rút của các năm học trước đã dạy. Rất mong được lãnh đạo và đồng nghiệp chỉ bảo, giúp đỡ và bổ sung cho tôi để sáng kiến được đầy đủ hơn có thể vận dụng được tốt và có chất lượng trong những năm học sau.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Pơng Drang, ngày28 tháng 11 năm 2010. Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢOTrong bài viết tôi có sử dụng một số tài liệu Trong bài viết tôi có sử dụng một số tài liệu
1/ Sách giáo khoa đại số 6, 7, 8, 9 Nhà xuất bản giáo dục.
2/ Để học tốt toán 8 GS Hoàng Chúng. 3/ Tuyển tập đềthi từ 1990-2005 TS: Trần Phương. Tuyển tập đềthi từ 1990-2005 TS: Trần Phương. 4/ Một số vấn đề phát triển đại số 9 Vũ Hữu Bình. 5/ Chuyên đề bất đẳng thức và ứng dụng trong đại số Nguyễn Đức Tấn. 6/ 500 Bất đẳng thức GS: Phan Huy Khải. 7/ Tạp chí Toán học tuôir trẻ.
8/ Tạp chí Toán học tuổi thơ.9/ Diễn đàn Toán học. 9/ Diễn đàn Toán học.