Đẩy mạnh hoạt động Marketing:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank.DOC (Trang 56 - 58)

. * Lợi nhuận

3.2.1.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing:

Hoạt động kinh doanh thẻ có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của chiến lược Marketting. Để xây dựng được một chiến lược marketing hữu hiệu, khả thi, thì ngân hàng cần nhận thức rõ: mục tiêu: luôn hướng tới khách hàng, không chỉ giữ khách hàng hiện tại mà còn thu hút được cả khách hàng tiềm năng. Vì vậy ngoài các chiến lược như đa dạng hoá sản phẩm và chiến lược mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ như đã đề cập ở trên thì để làm sao tốt chiến lược marketing thì cần phải làm tốt thêm các chiến lược sau:

* Thực hiện chiến lược mức giá phù hợp:

Giá sản phẩm thẻ phản ánh chi phí, đối với ngân hàng: chi phí cung ứng sản phẩm, đối với khách hàng là chi phí để có được sản phẩm đó. Việc xác định mức giá phù hợp, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và chủ thẻ là vấn đề quan trọng.

Thực tế cho thấy, các khoản phí mà Techcombank thu so với các ngân hàng nước ngoài là tương đối thấp nhưng nếu so với EXB, MB, VCB… thì Techcombank phải cân nhắc lại giữa chi phí và kết quả thu được. Tuy chi phí đầu tư vào hệ thống thẻ là khá lớn. Nhưng để người dân phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn cho việc

phát hành trước khi sử dụng thì chắc chắn tâm lý e ngại trong việc sử dụng thẻ sẽ xuất hiện. Vì vậy, Techcombank có thể sử dụng chiến lược giảm bớt những khoản phí trức tiếp mà khách hàng dễ nhận ra để thu các khoản phí khác trong thanh toán mà khả năng nhận biết sự chịu phí của khách hàng là không có. điều này cũng không đồng nghĩa với việc khách hàng phải trr thêm khoản phụ phí khi thanh toán bằng thẻ quốc tế tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Để làm cái thiện lối suy nghĩ “Thanh toán thẻ đắt hơn tiền mặt” thì Techcombank cùng với các ngân hàng phát hành thẻ phải yêu cầu các Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu thêm bất kì khoản phụ phí nào. Thực hiện tốt chiến lược này sẽ giúp cho khách hàng giảm được tâm lý e dè khi sử dụng dịch vụ thẻ.

* Thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh:

Hiện nay dịch vụ thẻ đã bắt đầu phổ biến tại Việt Nam. Song số lượng khách dung thẻ vẫn chưa nhiều so với các nước trên thế giới. Teckcombank cần có một chiến lược quảng bá hình ảnh hiệu quả để có thể thu hút một lượng khách hàng lớn từ đó mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Có nhiều chiến lược quảng bá hình ảnh không mất nhiều chi phí mà vẫn hiệu quả mà teckcombank có thể thực hiện như sau:

Tuyển một đội ngũ nhân viên có khả năng trò truyện, giải thích , nắm bắt được tâm lý khách hàng, những băn khoăn của họ , tư vấn cho khách hàng loại hình dịch vụ phù hợp với họ, khiến cho người dân thấy được sự tiện lợi trong việc sử dụng thẻ.

Phối hợp với các gameshow, các chương trình từ thiện được sự chú ý của nhiều người tặng thẻ cho người chơi, hay thậm chí cho cả khan giả trong trường quay.

Thuê một đội ngũ thanh niên mặc đồng phục với màu sắc bắt mắt phát tờ rơi quảng cáo các loại thẻ của ngân hàng trên các tuyến phố lớn khiến cho người dân thấy hứng thú trong việc tìm hiểu về thẻ.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thẻ tại các nơi đông người như các siêu thị, và phần thưởng của các cuộc thi dó là một thẻ ATM.

Quảng cáo qua internet cũng là một cách quảng bá hiệu quả vì số lượng người truy cập internet đang ngày càng cao. Vì thế techcombank cần hoàn thiện trang web

chính của ngân hàng, ngoài ra có thể quảng cáo trên các trang web có thong tin giải trí thu hút nhiều người truy cập như vnespress hay dantri.com…

Cần quảng bá hình ảnh tớ mọi tầng lớp người dân, không chỉ ở các thành thị mà cả ở các vùng nông thôn. Có thể quảng bá ở các vùng nông thôn bằng các áp phích, qua đài phát thanh…

Trung tâm thẻ Techcombank cần phải khuyếch trương đối với các loại sản phẩm mới như: Khai lộc đầu xuân, mở 1 tặng 1 … và có các chiến dịch PR (Public Relations) chuyên nghiệp.

* Có chiến lược phân phố hợp lý:

Thẻ được sản xuất với khối lượng lớn, mạng lưới chấp nhận thanh toán tốt … nhưng phân phối đến các khu dân cư không phù hợp thì sẽ không hiệu quả. Để làm tốt chiến lược này, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể trung tâm thẻ Techcombank. Cần phải nghiên cứu thật kĩ sở thích, thói quen, nhu cầu của từng địa phương khác nhau để thiết kế bao gói thẻ sao cho thu hút được người dân ở địa phương đó nhất. Như hiện giờ số lượng thẻ F@stAccess phát hành ở miền Bắc chiếm tới 67% trên tổng số thẻ phát hành. Để tiến vào thị trường thẻ miền Nam thì thiết kế bao gói cần sử dụng những gam màu ấn tượng và quảng cáo cũng như phân phối tại những nơi thu hút được nhiều giới thẻ như Diamond Plaze, Zen Plaza, thương xá Tax… sao cho phù hợp với nhịp sống sôi động của người dân thành phố.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng cần liên tục cập nhật những thông tin về chiến lược, sản phẩm, thị trường của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ, xác định lợi thế, điểm yếu của mình để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank.DOC (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w