7. Đánh giá sai số
7.2 Đánh giá sai số của hệ thống
Để đánh giá các thông số của hệ đo và điều khiển tự động trên, tôi lần lượt xét và đánh giá một số tiêu chuẩn sau đây:
a.Độ chính xác: là sai lệch nhỏ nhất của các giá trị đo được so với một giá trị chuẩn được coi là giá trị đúng. Trong hệ thống đo tự động các thông số môi trường nước nuôi trồng thuỷ hải sản, thì độ chính xác phụ thuộc vào độ rộng thang đo (độ chính xác trung bình cho các thông số thu thập được từ hệ thống này là 1,5%).
b. Độ lặp lại: Với hệ thống này, môdule thu thập số liệu CR10X có độ lặp lại rất cao, nên độ lặp lại của hệ thống thu thập các thông số môi trường nước mà tôi đã xây dựng phụ thuộc vào độ lặp lại của cảm biến (các cảm biến thường có độ trôi).
c.Độ chọn lọc: Các cảm biến tương ứng với các thông số môi trường nước cần thu thập có khả năng phân biệt giữa các giá trị đo và các nhiễu có thể có;
d. Dải đo: Là khoảng giá trị trên đó phép đo định lượng có thể thực hiện được; các dải đo của các thông số đã đáp ứng được thực tế cho các thông số môi trường nước nuôi trồng thuỷ hải sản;
e.Độ trôi: Một khía cạnh rất quan trọng về chỉ tiêu của các hệ đo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm là thiên hướng “trôi” của các giá trị đo. Thí dụ như điểm 0 có thể thay đổi từ từ do quá trình biến đổi nhiệt độ phòng hoặc sự già hoá của thiết bị ... Do vậy, với hệ thống đo này, thời gian để chuẩn lại cảm biến là 15 ngày;
f.Độ phân giải: là độ chính xác mà phép đo có thể hiển thị được;
g.Thời gian đáp: trong các thiết bị điện tử luôn có một sự trễ giữa đại lượng biến đổi cần đo và giá trị đo được. Thờigian đáp là thời gian để thiết bị đặt được số % giá trị xác định nào đó (thí dụ 95%) trên toàn bộ dải biến đổi.
Chương 4: ỨNG DỤNG VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG