Hạn chế chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội.DOC (Trang 54 - 57)

a/ Tổng thu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.

Khu vực phía Tây Hà Nội hiện nay là khu vực phát triển trọng điểm của kinh tế Hà Nội. Chính vì vậy, có khá nhiều các công ty, các doanh nghiệp có hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế đặt trụ sở tương ứng với một số lượng lớn các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế khi thực hiện giao dịch xuất nhập khẩu. Có thể thấy rằng nhu cầu giao dịch thanh toán quốc tế tại khu vực Tây Hà Nội là khá lớn. Trong khi đó, tuy Chi nhánh là chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam, nhưng doanh số hoạt động quốc tế của chi nhánh vẫn còn ở con số khá khiêm tốn. Dù doanh số có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.

b/ Chưa khai thác hết tiềm năng và chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng.

Một vấn đề còn tồn tại là Chi nhánh hiện còn chưa quan tâm đúng mức đến một lượng lớn các khách hàng đó. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng còn chưa đa dạng, chỉ gồm những khách hàng truyền thống là các công ty nhà nước đã có quan hệ với ngân hàng từ rất lâu. Phần lớn những khách hàng của Chi nhánh dù có tài khoản giao dịch tại Chi nhánh nhưng đồng thời cũng có tài khoản tại các ngân hàng khác trong khu vực. Họ chỉ sử dụng sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh với một số lượng hạn chế, còn phần lớn nhu cầu họ lại sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác. Đặc biệt, những doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ chủ yếu vẫn lựa chọn dịch vụ của các ngân hàng khác như: ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng ACB, ngân hàng Đầu tư và phát triển. Còn các doanh nghiệp là các công ty Nhà nước vẫn thường duy trì tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng Công thương, ngân hàng Ngoại thương…

c/ Hoạt động Marketing khách hàng vẫn còn chưa phát huy được hiệu quả.

Hoạt động Marketing tại Chi nhánh vẫn chưa lôi kéo được các khách hàng tiềm năng đến với chi nhánh, thậm chí còn không giữ được một số khách hàng truyền thống đã có quan hệ với Chi nhánh trong một thời gian dài. Chi nhánh chưa có chính sách khách hàng thực sự hợp lý, dù đã có những biện pháp để giữ mối quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống như miễn phí kiểm tra chứng từ, giảm tỷ lệ ký quĩ… nhưng lại chưa đủ mạnh và chưa có những biện pháp thu hút hiệu quả những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng. Ngay cả các cuộc hội thảo tập trung mà Chi nhánh đã tổ chức nhằm thu hút các doanh nghiệp, dù thu được thành công bước đầu, một vài doanh nghiệp đã tìm đến với ngân hàng. Tuy nhiên khá nhiều những doanh nghiệp này lại không sử dụng được các dịch vụ của Chi nhánh do không đủ tiêu chuẩn của ngân hàng như quy định về nguồn vốn tự có… Hơn nữa, Chi nhánh cũng chỉ mới tổ chức được các cuộc hội thảo tại Chi nhánh, nghĩa là Chi nhánh vẫn chưa có những biện pháp để có thể đi sâu tiếp cận nghiên cứu những khách hàng tiềm năng của mình.

Vì Chi nhánh chưa có các biện pháp marketing đủ mạnh để có thể thu hút và thuyết phục các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của mình nên chưa thực sự mở rộng được phạm vi khách hàng và cơ cấu khách hàng của Chi nhánh còn chưa đa dạng không những thế còn có xu hướng bị thu hẹp đi.

Mặc dù đã có những quy định về các hoạt động thanh toán khác như dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ thẻ…. Nhưng vẫn chưa được triển khai hoàn toàn tại chi nhánh. Trong khi đó các sản phẩm thanh toán khác như bảo lãnh, đại lý bán và thanh toán séc du lịch… dù đã được triển khai nhưng chưa thu được kết quả tốt, số lượng và giá trị giao dịch còn rất thấp. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã chú ý tới việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhưng việc thực hiện lại chưa thu hút được kết quả cao.

Trong những phương thức thanh toán quốc tế chính, phương thức thanh toán L/C hàng nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất và là phương thức chủ yếu, các phương thức còn lại chỉ chiếm một phần nhỏ và không đang kể. Vì vậy hoạt động thanh toán quốc có đa dạng về số lượng nhưng chất lượng đa dạng hóa thì còn khiêm tốn.

e/ Hạn chế về công nghệ ngân hàng.

Bắt đầu từ năm 2005, chi nhánh bắt đầu được trang bị hệ thống ngân hàng hiện đại, điều này đã mang lại những lợi ích rất lớn cho công ty. Tuy nhiên từ khi áp dụng hệ thống này, Chi nhánh cũng không còn được hoàn toàn tự chủ trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Chi nhánh chỉ đóng vai chi nhánh nguồn, không giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài mà phải thông qua Hội sở chính.

Ngoài ra công nghệ ngân hàng còn hạn chế ở điểm đôi khi thiếu tính cập nhật. Ví dụ như các phần mềm cung cấp thông tin về các ngân hàng trên thới giới tuy đã được cung cấp cho Chi nhánh nhưng phần lớn đã bị lỗi thời và có nhiều khác biệt so với hệ thống ngân hàng trên thực tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội.DOC (Trang 54 - 57)