Ảnh hưởng của UCP600 và ISBP681 đến hoạt động thương mại quốc tế:

Một phần của tài liệu Quá trình toàn cầu hoá.DOC (Trang 27 - 31)

quốc tế:

1. Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung:

- Ngăn ngừa nguy cơ giảm sút vai trò của tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế khi nhiều ngân hàng coi đây là một công cụ thu phí sai biệt và từ chối thanh toán. Nhờ các quy định rõ ràng, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ linh hoạt hơn, UCP 600 cùng với ISBP 681 đã làm giảm thiểu lượng chứng từ có sai biệt.

- UCP 600 đã tăng cường sử dụng các quy tắc, tập quán quốc tế khác của ICC như URR 525, ISP 98, thông qua đó, những vấn đề mà UCP chưa bao bao quát được sẽ được giải quyết cụ thể trong các tập quán trên.

- UCP 600 đưa ra những quy định cụ thể liên quan đến L/C chuyển nhượng, phù hợp với hoạt động thương mại ba bên đang ngày càng phát triển tại các nước Châu Á.

- UCP 600 có những thay đổi phù hợp với thực tiễn của ngành vận tải và bảo hiểm, không những được những người hoạt động trong lĩnh vực này hoan nghênh mà còn tạo điều kiện cho việc xuất trình bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của các ngân hàng.

- UCP 600 và ISBP 681 cũng đã đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ chặt chẽ nhằm chống lại hành động giả mạo bộ chứng từ thanh toán.

2. Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại

- UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đòi hỏi các ngân hàng phải có bước chuẩn bị trước đó để có thể tự tin áp dụng UCP600 trong giao dịch L/C thường ngày của mình, trong đó, hoạt động đào tạo đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy hầu hết các ngân hàng đều mở những lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cập nhật UCP 600 và ISBP 681. Cho đến nay hầu hết các ngân hàng của Việt Nam đều đã áp dụng phiên bản mới của ICC trong hoạt động thanh toán của mình.

-Theo quy định của UCP 600, ngân hàng chỉ có 5 ngày làm việc ngân hàng để kiểm tra bộ chứng từ thanh toán thay vì quy định 7 ngày làm việc trong UCP 500. Điều này cũng tạo ra thách thức cho các ngân hàng, đặc biệt trong trường hợp bất thường (ví dụ như các tình huống nảy sinh liên quan đến bộ chứng từ bất thường, có sai sót ….) Trong những tình huống đó, ngân hàng sẽ chịu áp lực về thời gian để đưa ra các quyết định của mình. Đồng thời để phù hợp với những quy định nói trên của UCP 600, ngân hàng cũng phải thay đổi một số bước trong quy trình thanh toán của mình.

- ISBP 681 ra đời thay thế cho ISBP 645 thực sự cũng đã tạo ra những thay đổi cơ bản trong quy trình nghiệp vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại. Vì ISBP 681 có một số thay đổi so với ISBP 645 như nên để áp dụng được thành công UCP 600 và ISBP 681 đòi hỏi các ngân hàng cần phải thay đổi, bổ sung , hoàn thiện quy trình nghiệp vụ của mình cho phù hợp với quy tắc và thông lệ quốc tế.

- Trách nhiệm của các ngân hàng theo UCP 600 được nâng cao, đặc biệt UCP 600 đặt ra yêu cầu cao hơn với ngân hàng thông báo. Theo UCP 600, ngân hàng thông báo không chỉ có trách nhiệm xác minh tính chân thực của thư tín dụng, mà phải phản ánh chính xác thư tín dụng mà ngân hàng này đã nhận được (Điều 9b UCP600)

- Với những quy định mới về thương lượng bộ chứng từ trả sau họăc chấp nhận, các ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận phải chịu rủi ro trong trường hợp bộ chứng từ đã được ngân hàng chỉ định thương lượng thanh toán được xác định là giả mạo. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những biện pháp quản lý rủi ro nhằm bảo vệ chính mình.

3. Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩua. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: a. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

- UCP 600 và ISBP 681 giảm thiểu số lượng chứng từ của nhà xuất khẩu bị từ chối thanh toán nhờ: Thứ nhất: UCP 600 đặt ra những tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ rõ ràng tạo cơ sở cho việc tạo lập chứng từ, bên cạnh đó ISBP 681 cũng có những quy định rõ ràng về chứng từ được lập tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 từ đó giảm thiểu được những sai sót của bộ chứng từ khi lập theo UCP 500 và ISBP 645. Thứ hai, các ngân hàng cũng kiểm tra chứng từ linh hoạt hơn như quy định về địa chỉ của người hưởng lợi và người yêu cầu, dữ

liệu trong chứng từ không cần phải giống hệt như khi đọc lời văn trong tín dụng…

- ISBP 681 có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhiều so với ISBP 645 về chứng từ xuất trình do đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đòi tiền dễ dàng hơn (bộ chứng từ bị từ chối thanh toán ít hơn)

- Do UCP 600 cung cấp nhiều lựa chọn cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể được tái tài trợ đối với L/C trả chậm chứ không phải chỉ đối với L/C chiết khấu nên người xuất khẩu giảm thiểu được rủi ro từ phía nhà nhập khẩu (rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế, chính trị, địa lý của nước nhà nhập khẩu…)

- Nhà xuất khẩu nhanh chóng được thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp do thời gian dành cho ngân hàng kiểm tra chứng từ rút từ 7 ngày xuống còn 5 ngày làm việc ngân hàng. Nhờ đó, mà dòng tiền của người xuất khẩu được cải thiện, cho phép người xuất khẩu trả tiền cho nhà cung cấp sớm hơn và đảm bảo về giá hàng, đồng thời cho phép nhanh chóng tái sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh.

b. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu cũng có thêm lựa chọn trong đơn đề nghị mở L/C khi muốn thay đổi, bổ sung hoặc xoá bỏ một số điều khoản của UCP 600 nhằm phù hợp với đặc điểm giao dịch của mình. Điều này được quy định trong điều 1 UCP 600: các quy tắc của UCP sẽ “ ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng”

- Nhà nhập khẩu cần phải tìm hiểu bạn hàng của mình một cách kỹ càng, do UCP 600 đặt ra yêu cầu cao hơn so với UCP 500 về phía nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành trong trường hợp chứng từ có giả mạo.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 681 TRONG VIỆC TẠO LẬP VÀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Quá trình toàn cầu hoá.DOC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w