Máy gia tốc thẳng cảm ứng (induction linac)

Một phần của tài liệu Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số máy gia tốc hạt phần 1 (Trang 30 - 31)

− Nguyên lý gia tốc cảm ứng: một hộp (cell) cảm ứng hình trụ kim loại rỗng cung cấp cho các hạt đi qua một năng lượng cỡ eV và mỗi cell được cung cấp một xung cao

áp cỡ Von. Bằng việc sử dụng một số

lượng lớn (n) các cell cảm ứng, chùm hạt tới với năng lượng eV0 sẽ cho chùm ra với năng lượng e(V0+nV)

− Máy gia tốc cảm ứng cho phép gia tốc chùm hạt tới năng lượng vài chục MeV với các máy phát xung hoạt động ở điện áp vài chục kV.

− Máy gia tốc thẳng cảm ứng được Christofilos giới thiệu năm 1964, loại máy gia tốc này ít được phổ biến, thường sử dụng để gia tốc các chùm hạt năng lượng trung bình nhưng nhưng xung dài và cường độ rất lớn.

Hình 20 : Sơ đồ nguyên lý của máy gia tốc cảm ứng

Ưu điểm của máy gia tốc linac:

- Dòng lớn, sự mất mát năng lượng do phát bức xạ thấp.

- Linac có thể gia tốc các ion tới năng lượng cao mà các máy gia tốc tròn bị giới hạn do độ lớn của từ trường để duy trì hạt chuyển động trên quỹ đạo tròn.

- Các linac năng lượng cao được phát triển để gia tốc các electron tới vận tốc tương đối tính mà ở các máy gia tốc tròn sẽ bị mất năng lượng do phát bức xạ synchrotron.

- Linac cho dòng ra với mật độ lớn được sử dụng để cung cấp chùm hạt cho các storage ring cho các nghiên cứu va chạm trực diện, tạo ra phản vật chất và các nghiên cứu về sự hủy vật chất- phản vật chất.

- Tạo nguồn nơtron có thông lượng lớn.

- Máy gia tốc linac được sử dụng nhiều trong xạ trị y tế, trong công nghiệp...

Nhược điểm:

- Giới hạn về độ dài trong việc lựa chọn vị trí xây dựng.

- Đòi hỏi một số lượng lớn các thiết bị và nguồn năng lượng do đó tăng giá thành xây dựng và bảo dưỡng.

Một phần của tài liệu Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số máy gia tốc hạt phần 1 (Trang 30 - 31)