Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm.DOC (Trang 30 - 33)

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mạ

1. Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Thứ nhất : Các chính sách vĩ mô của Nhà nước:

Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế của một nước. Đường lối phát triển kinh tế tốt sẽ tạo cho nền kinh tế phát triển đúng hướng với tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hnàg an tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, phát triển dịch vụ mới, mở rộng tầm hoạt động trên thương trường quốc tế, tạo khả năng phục vụ hoạt động TTQT ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn. Khả năng này được phản ánh qua các chính sách cụ thể sau :

- Chính sách tỷ giá : Trong đó, tỷ giá hối đoái được dùng để tính toán và thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu. Ngân hàng nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu, tất cả các hoạt động này sẽ được thanh toán qua các NHTM mà đây là một trong những lĩnh vực hoạt động TTQT của ngân hàng.

- Chính sách quản lý ngoại hối : Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước. Hoạt

động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.

- Chính sách thuế : Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó.

- Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.

- Thứ hai : Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng :

Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu...hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hình

làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM.

- Thứ ba : Môi trường pháp lý

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia sẽ phải tuân thủ hai loại luật pháp. Luật pháp trong nước và luật pháp của nơi chủ nhà nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động TTQT tại NHTM không những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, pháp luật trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực quốc tế, thông lệ quốc tế của từng loại hình nghiệp vụ phát sinh. Ngoài ra, quá trình giao lưu thương mại giữa các đối tác ở những vị trí địa lý khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, phong tục tập quán khác nhau thường nảy sinh những tranh chấp vướng mắc. Vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, Phòng Thương mại Quốc tế đã nghiên cứu và ban hành một số quy tắc, chuẩn mực quốc tế áp dụng chung cho các nước khi thực hiện các giao lưu thương mại quốc tế và thực hiện các giao dịch TTQT như : Incoterms, UCP600... Các quy tắc này được biên soạn phù hợp với từng phương thức TTQT cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tiễn phát sinh chúng chưa phải là quy tắc hoàn hảo và an toàn tuyệt đối trong giao dịch giữa các bên mà nó cũng còn những nhược điểm, sơ hở nhất định.

- Thứ tư : Môi trường tài chính quốc tế

Sự tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính luôn dẫn đến tình trạng vỡ nợ hay phá sản một số doanh nghiệp hoặc ngân hàng, từ đó tác động đến hoạt động TTQT của NHTM. Các khoản thanh toán tiền hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu không thu hồi được, không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTQT mà còn làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động TTQT tại NHTM.

- Thứ năm : Năng lực kinh doanh của khách hàng

Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng hoạt động TTQT của NHTM. Ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng càng có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình.Tuy nhiên, phải là những khách hàng có năng lực kinh doanh, hoạt động có hiệu quả. Đối với lĩnh vực TTQT, khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, những khách hàng có quan hệ đối tác với thương nhân nước ngoài càng đòi hỏi phải là những người năng động, có năng lực và trình độ về TTQT và pháp luật nước ngoài, cũng như khả năng giao tiếp với người nước ngoài để có thể am hiểu và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ trong kinh doanh, không bị nước ngoài lừa đảo vì trình độ còn non yếu của mình. Khi ngân hàng thu hut được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có năng lực kinh doanh, hoạt động có hiệu quả sẽ hạn chế rủi ro trong TTQT cho cả ngân hàng và khách hàng, góp phần đẩy mạnh hoạt động TTQT ngày càng mở rộng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm.DOC (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w