Q : Mức sản lượng của một công nhân chính.Bước 2 : Tính tiền lương thực tế. Bước 2 : Tính tiền lương thực tế.
L1 = ĐG x Q1
(Nguồn : Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu.(2000). Giáo trình kinh
tế lao động.Hà Nội.NXB Lao động – Xã hội). Trong đó :
L1 : Tiền lương thực tế của công nhân phụ.
ĐG : Đơn giá tiền lương phục vụ.
Q1 : Mức hoàn thành của công nhân chính.
Ví dụ : Tính lương sản phẩm cho công nhân phụ làm công việc bậc 3, hệ số lương là 2,55. Quy định phục vụ được 3 máy cùng loại, số sản phẩm của công nhân chính 4 sản phẩm/giờ, số sản phẩm thực tế của 3 máy làm ra là 45, 48, 42. Với tiền lương tối thiểu là 540.000 đồng và ngày làm việc 8h, 1 tháng làm 26 ngày.
Bước 1 : Tính đơn giá.
ĐG = L/(M x Q) = 2,55 x 540.000/26x8x3x4 = 551,68 đồng/sản phẩm.
Bước 2 : Tính tiền lương thực tế .
L1 = ĐG x Q1 = 551,68 x ( 45 + 48 + 42 ) = 74476,8 đồng
2.2.3.3 Ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp. gián tiếp.
Ưu điểm : Khuyến khích công nhân phụ - phụ trợ phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
Nhược điểm : Tiền lương của công nhân phụ- phụ trợ phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính, mà kết quả này nhiều khi lại chịu tác động của các yếu tố khác do vậy có thể làm hạn chế sự cố gắng của công nhân phụ - phụ trợ.
2.2.4 Hình thức trả lương sản phẩm khoán.2.2.4.1 Khái niệm. 2.2.4.1 Khái niệm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán.
Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán được áp dụng trong trường hợp mà sản phẩm hay công việc khó giao chi tiết, phải giao nộp cả khối công việc, hay nhiều việc tổng hợp yêu cầu phải làm xong trong một thời gian xác định, với chất lượng nhất định. Bên cạnh đó hình thức trả lương này được áp dụng khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản, hoặc trong một số ngành khác khi công nhân làm các công việc mang tính đột xuất, công việc không thể xác định được một định mức lao đông ổn định trong thời gian dài. Tùy thuộc vào hình thức khoán (tập thể, cá nhân) mà đơn giá, thanh toán lương, chia lương áp dụng theo lương sản phẩm cá nhân hay tập thể.
Lương sản phẩm khoán khác lương sản phẩm khác ở chỗ : thời gian bắt đầu và kết thức công việc, khối lượng công việc đã xác định rõ.
2.2.4.2 Cách tính.
Tiền lương của sản phẩm khoán được xác định như sau :
TLSPK = ĐGK x QK
(Nguồn :Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà.(2006). Giáo trình.Tiền lương-
Tiền công.Hà Nội.NXB Lao động – Xã hội). Trong đó :
TLSPK : Tiền lương sản phẩm khoán.
ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc hoặc cũng có thể là đơn giá trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình.
Ví dụ : Tiền lương sản phẩm khoán của một công nhân bộ phận đánh bóng giỏ mây xuất khẩu với đơn giá là 500đ/sản phẩm và số lượng giỏ mây trung bình một ngày một công nhân có thể đánh bóng là 150 chiếc.
TLSPK = ĐGK x QK = 500 x 150 = 75.000 đồng.
2.2.4.3 Ưu nhược điểm của hình thức trả lương sản phẩm khoán. khoán.
Ưu điểm : Khuyến khích người lao động phát huy sang kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động;
Khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian và đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng khoán.
Nhược điểm : Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi khó chính xác. Việc trả sản phẩm khoán có thể làm cho công nhân bi quan hay không chu ý đầy đủ đến một số việc bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán.
2.2.5 Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng.2.2.5.1 Khái niệm . 2.2.5.1 Khái niệm .
Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định.
Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng được áp dụng đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm mà công việc hoặc sản phẩm có vai trò quan trọng hoặc yêu cầu bức xúc góp phần vào việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị. Bên cạnh đó hình thức này còn được áp dụng đối với công việc của những khâu chủ yếu trong dây chuyền sản xuất, để giải quyết sự đồng bộ trong dây truyền sản xuất, thức đẩy tăng năng suất lao động ở khâu khác có liên quan trong một dây chuyền sản xuất.
2.2.5.2 Cách tính .
Khi áp dụng hình thức trả lương này, toàn bộ sản phẩm đều được trả một đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng.
Lth = L + L(mh)/100
(Nguồn : Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu.(2000). Giáo trình kinh
tế lao động.Hà Nội.NXB Lao động – Xã hội). Trong đó :
Lth : Tiền lương sản phẩm có thưởng.