Công việc cụ thể: Phân tích hoạt động sản xuất của công ty thông qua phân tích SWOT, từ đó

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế hoạch sản xuất tại Công ty 20 – Tổng cục Hậu cần.DOC (Trang 59 - 61)

chiến lược phù hợp với mục tiêu dài hạn và có hiệu quả cùng với nó đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện. Đánh giá qua 4 mặt sau:

+ Điểm mạnh của công ty: công ty nắm trong tay những gì, những công việc nào công ty có thể thực hiện tốt nhất, ưu thế mà công ty có hơn so với các đối thủ của mình, nguồn lực nào mà công ty có thể huy động. Các ưu thế này thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.

+ Điểm yếu của công ty: công việc nào công ty làm kém nhất, tại sao đối thủ làm được mà công ty chưa làm được hay làm tốt hơn mình, cần phải tránh làm gì, có thể cải thiện được điều gì?

+ Cơ hội của công ty: Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường trong nước hay quốc tế, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động sản xuất của công ty, có thể rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt cho mình cầu hỏi liệu các ưu thế đó có mở ra cơ hội nào không, ngược lại, có thể loại bỏ được điểm yếu của mình hay không?

+ Nguy cơ đối với công ty: trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã gặp những trở ngại nào, các đối thủ cạnh tranh đang làm gì để càn trở hoạt động của mình, những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có gây khó khăn cho công ty, có điểm yếu nào đang đe dọa công ty?

Cụ thể hơn cần phân tích các yếu tố:

+ Yếu tố bên trong như: hình ảnh công ty, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu…

+ Yếu tố bên ngoài như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.

+ Cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty và sự nhận thức đúng đắn vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động của công ty.

+ Xây dựng được hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.

+ Nguồn tài chính đảm bảo.

+ Cán bộ marketing có chuyên môn.

+ Sự đồng bộ và phối hợp của các phòng ban trong việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin.

Chiến lược phát triển sản phẩm là một căn cứ để khách hàng nhận biết, đưa ra những nhu cầu phù hợp, giúp cho công ty có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

3.2 Kế hoạch nhu cầu nguyên phụ liệu:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế hoạch sản xuất tại Công ty 20 – Tổng cục Hậu cần.DOC (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w