PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích khả năng thanh toán của công ty tnhh quốc tế vĩnh chân việt nam (Trang 40 - 48)

DOANH VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trong thời gian mới thành lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như: chưa nắm rõ được các quy định về việc đầu tư vào nước ta, cơ sơ vật chất còn yếu kém, ….Tuy nhiên, hiện nay với sự quan tâm của thành phố và cải tiến cách quản lý, công ty đang từng bước phát triển.Thực hiện các biện pháp quản lý mới thay đổi toàn bộ hệ thong cũ, nâng cao năng lực sản xuất, hoàn chỉnh các quy định về quản lý, nâng cao khả năng thanh toán, nâng cao công nghệ sản xuất, công tác điều hành…..Mô hình này đã đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nên công ty đã có phần tích luỹ, có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất, phạm vi kinh doanh.

Trong những năm tới, công ty sẽ chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn để mở rộng thị trường, xây dựng quy chế phát triển khách hang, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thanh toán và thực hiện các chính sách tài chính ưu đãi cho khách hang.

Gia tăng lượng khách hang dẫn đến doanh thu của toàn công ty tăng, từ đó thu nhập của người lao động cúng tăng lên rõ rệt.

Bên cạnh đó, công ty cũng có những biện pháp nâng cao các chỉ số hoạt động, các chỉ số tài chính tích cực… làm tăng tiềm lực tài chính, gây dựng uy tín cho công ty.

Với sức ép của thị trường cạnh tranh, những đòi hỏi về chất lượng, thời gian sản xuất, mẫu mã, giá cả sản phẩm ngày càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hang, buộc công ty phải thường xuyên thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất – kinh doanh có hiệu quả và chất lượng ngày càng cao.

Đối với lợi ích của người lao động, công ty sẽ tăng cường công tác bồi dưỡng và đào tạo nghề cho Cán bộ công nhân viên – lao động. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với nhà nước đặc biệt là người lao động. Xây dựng mức lương bình quân cho người lao động 3000.000đ/người/tháng.

2. Các mục tiêu cải thiện công tác thanh toán của công ty

Kế hoạch năm 2011 Công ty đã đề ra các chỉ tiêu: như đưa ra các chỉ tiêu về công tác phục vụ sản xuất rất cụ thể (đưa ra các chỉ tiêu thong số về doanh thu, thu nhập bình quân đầu người….), các chỉ tiêu kế hoạch đạt được của năm sau đều cao hơn năm trước. Vì vậy ta có thể đánh giá sơ bộ là Công ty đã có những bước đi đúng đắn trong quá trình phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tạo được long tin và uy tín trên thị trường. Song bên cạnh những thành tích, công ty còn có những tồn đọng cần phải kắhc phục để hoàn thiện hơn và thu được kết quả như kế hoạch đề ra vào những công việc xây lắp những hạng mục tới như phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn, giảm nhẹ mức nợ phải trả. Sự tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ phải trả có tác động đáng kể tới hoạt động thanh toán của công ty.

Mặt khác công ty cũng phải xây dựng cho mình 1 chính sách hợp lý về thời hạn thanh toán đối với các đối tác và bạn hang tránh tình trạng số vốn bị chiếm dụng lâu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.

Trong năm tới, công ty cần dự trữ lượng tiền mặt nhiều hơn để cải thiện khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty.

II. MỘT SỐ BIÊN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI

CÔNG TY

1.Cắt giảm những chi phí không cần thiêt.

+Biện pháp giảm chi phíhàng tồn kho: Thông thường, doanh nghiệp quản lý hang tồn kho dựa trên những đánh giá và dự báo về nhu cầu, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, nhưng trục trặc nảy sinh trong quá trình sản xuất….Ngoài ra, trước khi quyết định tăng giảm hàng tồn kho, doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho.

Để giảm bớt căng thẳng do phải đầu tư và quản lý hang tồn kho, công ty nên chọn giải pháp thương lượng với nhà cung cấp để đảm bảo có hang khi cần mà không phải lưu kho, đồng thòi chỉ nên sản xuất khi có đơn hang.

+Biện pháp giảm chi phí mua ngoài trong quản lý doanh nghiệp và chi phí khác: Mặc dù chi phí này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí, song nếu hạn chế tới mức tối thiểu các chi phí này cũng sẽ làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, nâng cao năng lực thanh toán.

Cần phải nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm các dịch vụ thuê ngoài (như điện, nước, điện thoại, tiền đãi khách,….) trong toàn công ty.

Công ty hiện còn có những tài sản không sử dụng nữa, những tài sản này không mang lại lợi ích, không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đang lưu kho, công ty nên thanh ly nhượng bán để không mất them khoản chi phí lưu kho, lưu bãi, không mất tiền sửa chữa bảo dưỡng mà công ty còn thu được một khoản thu có thể tăng lượng tiền mặt dự trữ, góp phần nâng cao khả năng thanh toán tức thời.

3. Giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản phải thu.

Hầu như daonh nghiệp nào cũng muốn “tiền tươi thóc thật” khi giao dịch với đối tác. Nhưng để thu hút khách hang, công ty thường phải chấp nhận bán chịu trong một khoản thời gian nào đó. Thường, khoản phải thu chiếm 15-30% tổng tài sản công ty. Nếu khách hang không thanh toán hoặc thanh toán chậm, vốn lưu động của công ty sẽ gặp rủi ro. Vì thế, công ty cần có kế hoạch quản lý khoản phải thu để đảm bảo tiền được thanh toán đủ và đúng hạn.

muốn thế, công ty nên cân nhắc và có chính sách trogn việc bán chịu như đặt ra tiêu chuẩn, điều khoản cũng như thời hạn bán chịu rõ rang. Ngoài ra, công ty sẽ phải tính toán xem nên bán chịu ở mức bao nhiêu, khi nào nên nới lỏng, khi nào nên thắt chặt để vừa có thể giữ được khách hang vừa hạn chế rủi ro trong việc không thu hồi được nợ.

Về vấn đề này, khó khăn của doanh nghiệp nằm ở khâu thu hồi vốn đúng hạn.Để tạo động lực cho khách hang trả sớm, công ty nên áp dụng tỉ lệ chiết khấu cao hơn cho khách hang thanh toán sớm

4. Giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản chi

Những khoản chi, chi phí cho từng công trình nên được tập hợp riêng cho từng đơn hang, mỗi chi phí lại cho vào từng tài khoản được quản lý riêng. Những khoản chi

không sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh của công ty phải được kiểm soát chặt chẽ, nếu những khoản chi không chính đáng sẽ không được thanh toán nhằm mục đích tránh thất thoát, tổn thất, lãng phí cho công ty. Công ty cũng cần đàm phán với những nhà cung cấp để có những điêu khoản thanh toán lâu dài hơn, thời gian thanh toán càng dài thì đồng tiền ở lại với công ty lâu hơn, việc đồng tiền ở lại với công ty lâu hơn sẽ làm tăng khả năng thanh toán của công ty, những khoản nợ trước mắt sẽ được thanh toán trước, những khoản phải thu đến hạn sẽ bù đắp vào khoản nợ dài hạn, công ty cần linh hoạt trong hoạt động thanh toán của mình.

5. Giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản tiền không thực sự lien quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Những khoản tiền không thực sự lien quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như những khoản chi phí tiếp khách, hội họp…công ty cần phải giám sát và quản lý chặt chẽ nhằm trách tình trạng thất thoát lượng tiền mặt quá nhiều gây tổn hại đến tài chính và khả năng thanh toán của công ty. Những khoản chi phí đó phải có hoá đơn đem về phòng kế toán để làm thủ tục chứng thực và thanh toán hoặc tạm ứng. Toàn bộ công nhân viên trong công ty phải có ý thức thực hành tiết kiệm.

6. Tăng lợi nhuận cho công ty

Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng, là mục đích chính của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty làm ăn có hiệu quả thì sẽ có lợi nhuận, lợi nhuận thu được sẽ được bù đắp và chi trả cho những khoản chi phí dung cho sản xuất kinh doanh, phần dư lại sẽ được sử dụng cho mục đích mở rộng quy mô kinh doanh hoặc đầu tư vào nhứng hoạt động khác. Khi lợi nhuận cang cao tức hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao, công ty có khả năng thanh toán những khoản nợ, tiềm lực tài chính của công ty càng lớn, uy tín được nâng cao trên thị trường. Công ty cần phải làm mọi cách, sử dụng mọi công cụ tài chính, huy động và xây dựng những mối quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hệ trên thị trường để tăng lợi nhuận từng năm cho công ty.

Để tăng lợi nhuận công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng doanh thu:

- Tăng doanh thu từ hoạt động đấu thầu.

- Tăng cường quản lý để giảm thất thoát và tăng doanh thu.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho khách hang, giảm bớt những thủ tục nhằm gia tăng lượng khách hang từ đó dẫn đến doanh thu tăng.

Những biện pháp nêu trên mới chỉ là những biện pháp trước mắt, tạm thời để giải quyết vấn đề thanh toán ngay của công ty, công ty cần có những giải pháp khác để nâng cao khả năng thanh toán của công ty trong dài hạn:

- Trong 3 năm gần đây toàn bộ cơ cấu nguồn vốn của công ty tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn, trong tổng nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm 100%, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy là điều rất không tốt, trong thời gian ngắn công ty không thể huy động kịp thời một luợng tiền để thanh toán hết những khoản nợ đó, trong khi doanh thu thu được từ các công trình hoàn thành là rất lâu. Vì vậy trong những năm tới công ty cần giảm bớt những khoản nợ ngắn hạn, thay vào đó là tăng cường đi vay những khoản nợ dài hạn. Thời hạn thanh toán càng dài thì càng có lợi cho công ty, trước mắt công ty chỉ phải chú trọng đến việc chăm lo sản xuất kinh doanh, khi các đơn hang hoàn thành và giao hang thì những khoản lợi nhuận thu về sẽ được dung để chi trả nợ.

- Về hình thức thanh toán, công ty nên ưu tiên cho hình thức thanh toán qua ngân hang vì việc thanh toán chuyển khoản qua ngân hang có mức độ an toàn cao, rất thuận tiện do không mất thời gian cho việc đi lại và giao diện với bạn hàng.

khi giao dịch kinh doanh và để cân đối với việc thanh toán nợ đến hạn cho ngân hang.

- Công ty cũng nên tham gia vào hoạt động tài chính như đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hoặc dài hạn, ví các chứng khoán có tính thanh khoản cao, đóng vai trò quan trọng của công ty trong trường hợp khẩn cấp. Việc đầu tư vào chứng khoán tuy có chứa đựng những rủi ro nhưng khi đầu tư có hiệu quả và có lãi thì nó lại mang lại nguồn thu lớn góp phần làm tăng lợi nhuận đáng kể cho công ty, làm tăng khả năng thanh toán.

- Để tăng nguồn vốn chủ sở hũu, công ty nên kêu gọi cán bộ công nhân viêc trong công ty đóng góp cổ phần, mỗi cổ phần được đóng góp đều là lợi ích của mỗi người do đó sẽ tạo môi trường làm việc tích cực trong công ty.

Trên đây chỉ là một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH Quốc Tế Vĩnh Chân mà em đưa ra, mông là nó có thể giải quyết được phần nào khó khăn của công ty trong hoạt động thanh toán đồng thời góp phần nâng cao năng lực thanh toán của công ty trong những thời gian tới.

Kết luận

Qua việc phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu có tầm quan trọng trong hoạt đông thanh toán của Công ty TNHH Quốc Tế Vĩnh Chân, ta thấy thước đo sự thành công của Công ty ở đây là có định hướng rõ rệt, căn cứ vào nguồn lực, khả năng của chính mình phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên tất cả những cái đạt được đó chưa phải là sự hoàn thiện của hoạt động thanh toán của Công ty mà thực chất nó đang định hình và phát triển theo chiều hướng tốt hơn nữa, hiệu quả cao hơn.

Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã tương đối ổn định, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và ngày càng có uy tín, cùng với sự biến đổi của thị trường, cùng với sự gia tăng nhu cầu xã hội.

Qua thời gian học tập lý luận tại Khoa Kế toán – Tài chính trường Đại học Hải Phòng và thời gian thực tập tại Công ty TNHH Quốc Tế Vĩnh Chân , cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Đinh Hữu Quý cùng tập thể nhân viên phòng Kế toán, bộ phận sản xuất, phòng hành chính của công ty TNHH Quốc Tế Vĩnh Chân đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em mong rằng qua một số đánh giá, biện pháp nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty TNHH Quốc Tế Vĩnh Chân do bản than em đề xuất ở trên góp phần nhỏ vào việc giải quyết sự tồn tại và phát triển của Công ty.

Do hạn chế về kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm thực tế trong sản xuất kinh doanh, chuyên đề tốt nghiệp của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và ban lãnh đạo Công ty.

Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (năm 2008) - Chủ biên: PGS. TS Nguy ễn Năng Phúc

Giáo trình Phân tích Tài Chính Doanh nghi ệp _ Nhà xu ất b ản tài chính (n ăm 2005) _ Ch ủ biên:

GS. TS Ngô Thế Chi TS. Nguyễn Trọng Cơ

GIáo trình Tài Chính Doanh nghiệp_ Tr ư ờng ĐH Kinh Tế Quốc Dân (n ăm 2004) Đồng chủ biên: PGS. TS Lưu Thị Hường

PGS. TS Vũ Duy Hào

Một phần của tài liệu phân tích khả năng thanh toán của công ty tnhh quốc tế vĩnh chân việt nam (Trang 40 - 48)