Phương pháp lượng giá

Một phần của tài liệu Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam).DOC (Trang 73 - 88)

- Giảm chỉ số đa dạng sinh học

3.2.3.1 Phương pháp lượng giá

Chọn mẫu và điều tra

Việc chọn mẫu tại điểm khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên, sử dụng danh sách hộ gia đình do chính quyền địa phương cung cấp, chọn bước nhảy (khoảng 1/10) lấy tên hộ cần điều tra:

- Phường Cẩm An 100 hộ - Phường Cửa Đại 100 hộ - Xã Cẩm Thanh là 50 hộ

- Cù lao Chàm 50 hộ (chọn ngẫu nhiên tại 4 thôn gồm: bãi Hương, bãi Làng, thôn Cấm, thôn Bãi Ông).

Như vậy tổng mẫu điều tra là 300 hộ trên 3000 hộ của tổng thể.  Thu thập thông tin qua bảng hỏi.

Phần đánh giá trị phi sử dụng trong bảng hỏi được bắt đầu bằng đoạn mô tả những giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái của khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại đang chịu những tác động của vụ tràn dầu tháng 1/2007. Điều tra viên sẽ đọc cho người dân những thông tin sau:

“Theo các nhà khoa học, Cù lao Chàm có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Cù lao Chàm cũng có 947 loài sinh vật sống trên các vùng nước quanh đảo, trong đó có 178 loài sinh vật biển, hơn 50 loại cá, 56 loài thân mềm như ốc, ngọc trai, nhiều loại nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

Sự cố dầu tràn Tháng 1/2007 đã ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm, giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động du lịch, có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái san hô và cỏ biển của khu vực.”

Sau đó, một tình huống giả định được đưa ra là địa phương sẽ xây dựng một Quỹ bảo tồn trong đó huy động sự tham gia đóng góp về tài chính của người dân nhằm phục hồi lại sự đa dạng sinh học của khu vực sau sự cố dầu tràn, khắc phục và đề phòng những sự cố tương tự xảy ra. Khoản tài chính này sẽ được sử dụng hoàn toàn với mục đích bảo tồn và phục hồi lại toàn bộ hiện trạng giá trị đa dạng sinh học tại khu vực Cửa Đại/Cù Lao Chàm như trước khi xảy ra sự cố.

Bằng cách hỏi người dân sẵn lòng đóng góp tiền ở mức nào sẽ cho phép tìm ra tổng WTP để bảo tồn đa dạng sinh học. Đây chính là giá trị mất đi do suy giảm đa dạng sinh học hay chính là thiệt hại đối với các giá trị phi sử dụng.

Phần thứ ba trong bảng hỏi liên quan đến phần giá trị phi sử dụng là thông tin về cá nhân người được hỏi, bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhân khẩu, thu nhập. (Trường hợp này các thông tin về người được hỏi nằm trong phần đầu bảng hỏi). Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến WTP của người được hỏi. Chúng sẽ được đưa vào hàm hồi quy, bằng phần mềm SPSS để phân tích tác động của các yếu tố đến WTP của người dân.

Quy trình tính toán và phân tích:

Tất cả thông tin thu thập được đều được nhập vào một worksheet của Excel. Các quy trình tính toán sẽ được thực hiện bằng công cụ Excel và SPSS.

Tính tổng WTP:

∑WTP =N x WTPmau

Trong đó:

N: Tổng số hộ của mẫu. N= 3000 (hộ).

mau

WTP : Mức sẵn lòng chi trả trung bình của mẫu.

mau

WTP =WTPi x pi WTPi: Mức sẵn lòng đóng góp i (bidi);

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTP:

Bảng 3.4: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đên mức sẵn lòng chi trả (WTP)

Các yếu tố ảnh hưởng Mô tả

1. Thu nhập (I)

Thu nhập được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức sẵn lòng chi trả (đóng góp) của người được hỏi. Khi thu nhập cao hơn thông thường mọi người sẽ chi trả nhiều hơn cho hàng hóa, dịch vụ môi trường

2. Trình độ học vấn (E)

Khi trình độ học vấn cao, mọi người có nhận thức tốt hơn về tác động của dầu tràn cũng như giá trị của hàng hóa, dịch vụ môi trường nên họ có xu hướng chi trả nhiều hơn.

3. Giới tính (G) Theo lý thuyết thì mức sẵn lòng chi trả của nam thường cao hơn của nữ.

4. Tuổi (A) Nghề nghiệp và tuối tác ảnh hưởng không rõ ràng đến WTP do chịu nhiều sự chi phối của các yếu tố khác như thu nhập hay trình độ học vấn

5. Nghề nghiệp (O)

6. Nhân khẩu (D)

Người được hỏi đại diện cho gia đình để đưa ra mức sẵn lòng chi trả nên cũng ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác. Ví dụ gia đình đông người nhưng thu nhập thấp thì có thể chi trả ít hơn gia đình ít người nhưng có thu nhập cao…

Từ bảng trên, ta có mô hình phương trình WTP như sau:

WTP = a0 + a1G + a2E + a3O + a4A + a5D + a6I Trong đó: a0: hệ số chặn a1, a2, a3, a4, a5, a6 : hệ số hồi quy. 3.2.3.2 Kết quảWTP của mẫu

Kết quả điều tra cho thấy trong 300 hộ được điều tra có 20 hộ đưa ra câu trả lời Protest bids, như vậy chỉ có 280 hộ đưa ra các mức giá từ 0 đến 100.000 với xác suất lựa chọn các mức giá như sau:

WTPi 0 5.00 0 10.00 0 15.00 0 20.00 0 25.00 0 30.00 0 3.500 0 40.00 0 50.00 0 100.000 pi (%) 7. 5 9.29 29.29 5.36 18.21 3.21 8.57 0.36 2.5 12.14 3.57

Hồi quy WTP theo các biến giải thích:

Sử dụng SPSS cho 6 dãy dữ liệu: WTP (biến phụ thuộc), A, G, E, I, O, D (biến độc lập). Mức ý nghĩa chọn là 90%. Kết quả thu được như sau:

Model Summary Model R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .49 .203 18732.283

a Predictors: (Constant), thu nhap, nghe nghiep, tuoi, nhan khau, gioi tinh, trinh do gd

ANOVA(b)

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 13597604 507.237 6 2266267417.873 6.458 .000(a) Residual 97549763 913.816 278 350898431.345 Total 11114736 8421.053 284

a Predictors: (Constant), thu nhap, nghe nghiep, tuoi, nhan khau, gioi tinh, trinh do gd b Dependent Variable: san long chi tra

Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig.

B Std. Error Beta B Std. Error

1 (Constant) 16506.404 8354.477 1.976 .049 gioi tinh -1887.310 2676.167 -.043 -.705 .038 trinh do gd 1948.368 1480.583 .088 1.316 .043 nghe nghiep -540.203 344.244 -.094 -1.569 .118 tuoi -58.265 106.528 -.035 -.547 .585 nhan khau 467.842 722.704 -.037 -.647 .074 thu nhap .002 .000 .299 5.064 .000

Dependent Variable: san long chi tra

Các nhân tố ảnh hưởng đến WTP được biểu diễn trong hàm sau:

WTP = 16506,4 + (-188,3)G + 1948,37E + (-540,2)O + + (-58,3)A + 467,8D + 0,002I

 P- value của F - Statistic = 0.000 < mức ý nghĩa, vì vậy hàm trên là hoàn toàn phù hợp.

 R2 = 0,49 tức là các biến độc lập giải thích được khoảng 49% sự biến động của biến phụ thuộc (WTP).

 P – value của các nhân tố I (thu nhập theo tháng), G (giới tính), E (trình độ học vấn) và D (nhân khẩu) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. Do vậy, các yếu tố này được xem là ảnh hưởng có nghĩa đến WTP của người được hỏi. Đặc biệt, P – value của I bằng 0.000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa chứng tỏ thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến WTP.

 P – value của tuổi (A), nghề nghiệp (O) lớn hơn mức ý nghĩa. Điều này kết luận là tuổi và nghề nghiệp của người được hỏi ảnh hưởng không có ý nghĩa đến WTP của họ.

 Hệ số chặn bằng 16506.4 chứng tỏ: nếu A, E, I, D, O đều bằng 0 thì WTP vẫn giữ ở mức là 16.506 đồng. Điều này cho thấy hẳn là có một số những nhân tố khác cũng chi phối WTP (theo chiều thuận) làm cho nó cao hơn mức bình thường, ví dụ như thái độ của người đó với môi trường, sở thích, công việc…

 Hệ số của nhân khẩu và thu nhập cùng dấu với WTP nên hai nhân tố này có ảnh hưởng thuận chiều lên WTP. Nếu nhân khẩu trong gia đình tăng hoặc thu nhập hộ gia đình tăng thì WTP cũng tăng và ngược lại.

 Dấu hệ số của giới tính ngược chiều với dấu của WTP, (do trong tính toán code nam = 0, nữ = 1), điều này cho thấy, nam giới có mức sẵn lòng chi trả cao hơn nữ giới. Và trung bình một nam giới trả cao hơn nữ giới 188,3 đồng.

 a2 = 1948,37 được giải thích là khi trình độ học vấn tăng lên một bậc (ví dụ như từ Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông/Trung học chuyên nghiệp) thì WTP tăng lên 1948,37 đồng.

 a5 = 467,8 nghĩa là khi hộ gia đình nhiều hơn một người thì mức sẵn lòng chi trả của họ tăng lên 467,8 đồng.

 a6 = 0.002 cho thấy thu nhập tăng thêm 1đồng/tháng thì WTP tăng 0.002 đồng, có nghĩa là để WTP tăng thêm khoảng 1000 đồng thì thu nhập của người đó phải tăng thêm 500.000 đồng/tháng.

Tổng WTP

Từ kết quả tính toán trên, mức sẵn lòng chi trả của toàn khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại sẽ là:

∑WTP = 3.000 x 2.198.214,29= 6.594.642.857,14 (VNĐ) Như vậy, thiệt hại đối giá trị phi sử dụng khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại là:

C3 =6.594.642.857,14 (VNĐ)

Bảng 3.5: Tổng hợp thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại

Giá trị Thiệt hại (VNĐ)

Giá trị sử dụng trực tiếp (C1) 21.135.036.500 Giá trị sử dụng gián tiếp (C2) 101,464,081,869.18

Giá trị phi sử dụng (C3) 6.594.642.857,14

Tổng 129.193.761.226,32

3.2.4 Tổng thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.

Xét cơ cấu ba dạng thiệt hại đối với ba nhóm giá trị hệ sinh thái khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại ta thu được kết quả như hình 3.1. Trong đó, thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp là lớn nhất, chiếm 79% tổng giá trị (do giá cỏ biển và san hô rất lớn), còn thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng chiếm ít nhất là 5% tổng thiệt hại môi trường (điều này có thể giải thích là vì phụ thuộc phần lớn vào thu thập nên mức sẵn lòng chi trả của người dân thấp).

Hình 3.1: Cơ cấu các loại thiệt hại đối với hệ s inh thái biển khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại

Giá trị sử dụng trực tiếp (C1) 16% Giá trị sử dụng gián tiếp (C2) 79% Giá trị phi sử dụng (C3) 5%

CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 4.1 KIẾN NGHỊ

Tổng thiệt hại môi trường mà đề tài đưa ra là xấp xỉ 130 tỷ VNĐ, đây là một con số không hề nhỏ. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã thống kê tổng chí phí ứng phó, thu gom, xử lý, và thiệt hại về kinh tế, môi trường do ô nhiễm dầu tràn cho 20 tỉnh trong đợt tràn dầu kéo dài từ 28/1 đến 4/5 năm ngoái ước tính là 213.179.966.000 đồng. Trong đó:

- Kinh phí ứng phó, thu gom, vận chuyển và xử lý là 8.606.692.000 đồng - Thiệt hại về kinh tế và môi trường là 204.573.304.000 đồng gồm: + Thiệt hại về thuỷ sản: 138.002.250.000 đồng

+ Thiệt hại về du lịch: 58.829.249.000 đồng + Thiệt hại về nông nghiệp: 3.398.650.000 đồng + Thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng: 34.085.000 đồng

+ Thiệt hại về môi trường: 4.238.400.000 đồng

+ Thiệt hại khác: 70.670.000 đồng

Nếu lấy con số mà đề tài tính toán được làm đại diện về thiệt hại môi trường cho tỉnh Quảng Nam thì nó cũng lớn hơn tổng chi phí cho 20 tỉnh mà cơ quan này thống kê (213.179.966.000 đồng) và gấp khoảng 7,5 lần con số thiệt hại về môi trường (4.3238.400.000 đồng). Như vậy nếu lượng giá đầy đủ, thì riêng thiệt hại môi trường không thôi cũng là con số rất đáng kể. Từ đó thấy được các giá trị mà hàng hoá, dịch vụ môi trường cung cấp là rất lớn. Do đó, phải đánh giá đầy đủ thiệt hại để giúp nhà nước có được những quyết định về chính sách đúng đắn.

Sự cố tràn dầu diễn ra vào đầu tháng 1/2007, nhưng đến tháng 1/2008 mới có một cuộc khảo sát được Viện Tài nguyên Môi trường biển và trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội tiến hành. Số liệu về tác động cũng như thiệt hại môi trường, do đó, không được thu thập một cách đầy đủ, gây khó khăn trong việc lượng giá. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tra, đánh giá thiệt hại của tràn dầu ngay sau khi sự cố xảy ra. Bên cạnh đó phải tiến hành theo dõi liên tục, định kỳ để đánh giá tác động lâu dài của ô nhiễm dầu tràn.

4.2 GIẢI PHÁP

Thiệt hại chung từ ô nhiễm dầu tràn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó không chỉ có các yếu tố như tính chất, mức độ của sự cố, mà còn do năng lực về thể chế, chính sách, tổ chức, kỹ thật, về tài chính, truyền thông hay hợp tác quốc tế...Vì vậy để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại của tràn dầu, để xây dựng được cơ chế đền bù, gắn trách nhiệm sau sự cố thì cần phải kết hợp các giải pháp sau:

4.2.1 Giải pháp về mặt thể chế, chính sách

Hiện nay, Việt Nam mới đưa ra được các văn bản pháp luật liên quan đến công tác ngăn ngừa và ứng phó với sự cố tràn dầu. Cần phải hoàn thiện hơn nữa khung chính sách bao gồm cả việc lượng giá đầy đủ thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường để có cơ chế đền bù thoả đáng đối với các đối tượng chịu tác động và đưa ra các quyết định sách hợp lý khác.

4.2.2 Giải pháp về mặt tổ chức và quản lý

Về mặt tổ chức, nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong tổ chức và quản lý các sự cố liên quan đến bảo vệ môi trường biển và dầu tràn, như đã thành lập Uỷ ban quốc gia về Tìm kiếm và Cứu nạn, đã xây dựng 3 trung tâm cứu hộ dầu đặt ở 3 miền Bắc, Trung, Nam với đầu đủ trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo giải quyết sự cố kịp thời và hiệu quả nhất. Tuy nhiên cần bổ sung các tổ chức có khả năng:

- Quan trắc để phát hiện kịp thời sự cố khi đám dầu còn ở xa bờ và dự báo khả năng lan truyền để có biện pháp ứng cứu kịp thời

- Thu thập mẫu vật môi trường tự nhiên và sinh học biển nhằm đánh giá tác động thiệt hại kịp thời ngay khi xảy ra sự cố.

- Các tổ chức có chức năng bảo vệ và phục hồi nguồn lợi cũng cần được huy động đầy đủ và rộng rãi hơn nữa nhằm cứu hộ, thậm chí di chuyển kịp thờicác loài quý hiếm đi lơi khác.

- Cơ quan có năng lực về lượng giá đầy đủ nguồn tài nguyên, thiên nhiên để đánh giá chính xác nhất tổng thiệt hại do sự cố tràn dầu

4.2.3 Giải pháp về mặt kỹ thuật

Để thực hiện tốt các giải pháp phòng tránh và khắc phục sự cố, các phương tiện kỹ thuật sau cần sẵn sàng:

- Phao quây chống lan (Boom) - Bơm hút (skimmer)

- Tàu cứu hộ (oilspill response vessels) - Tàu chứa dầu (tank vessels)

- Xe téc chứa dầu (Vaccuum Trucks/Trailers) - Kho bãi di động (portable storage)

- Các bơm hút vận chuyển khác (Product tranfer pump) - Đội cứu hộ (personels)

- Trực thăng (helicopter)

Nếu công tác ngăn ngừa, khắc phục sự cố được tiến hành hiệu quả sẽ giúp giảm bớt tác động của tràn dầu lên môi trường, các hoạt động kinh tế, xã hội của con người và qua đó, giảm được thiệt hại mà sự cố gây ra.

4.2.4 Giải pháp truyền thông

Tuyên truyền tác hại của dầu tràn lên các lĩnh vực kinh tế và sinh thái biển nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng góp phần ngăn ngừa tối đa các tai nạn và huy động được tối đa lực lượng ứng cứu và giải quyết sự cố.

Việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, sự cố (như tràn dầu) chính là bảo vệ lợi ích kinh tế của các tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư. Vì vậy, cần thường xuyên có công tác tuyên truyền, kêu gọi để nhận được sự đóng góp tối đa về kinh phí, nhân lực

Một phần của tài liệu Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam).DOC (Trang 73 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w