KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây bằng lăng (lagertroemia speciosa pers ) tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33 - 35)

5.1. Kết luận

Trên cơ sở các kết quả thu hoạch được từ những công thức thí nghiệm nghiêm cứu trên tôi rút ra kết luận sau:

Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây Bằng Lăng trong giai đoạn vườn ươm về chiều cao, đường kính và lá thì loại phân bón có ảnh hưởng trội nhất là công thức III bón ở tỉ lệ 12% (CT III)sinh trưởng nhanh cả về chiều cao đường kính và lá. tấc độ sinh trưởng ở các công thức là khác nhau

+ Sinh trưởng về chiều cao Hvn

- CT I đạt Hvn = 3.163 cm

- CT II đạt Hvn = 3.65 cm

- CT III đạt Hvn = 6.61 cm

- CT IV đạt Hvn = 4.8 cm

+ Sinh trưởng về đường kính cổ rễ D 00

- CT I đạt D00 = 1.81 mm - CT II đạt D 00 = 1.84 mm - CT III đạt D00 = 2.2 mm - CT IV đạt D 00 = 1.86 mm + Sinh trưởng về số lá - CT I đạt Lá = 7.39 - CT II đạt Lá = 7.13 - CT III đạt Lá = 9.03 - CT IV đạt Lá = 7.44

+ Tỷ lệ % xuất vườn của cây Bằng Lăng

- CT I: 72.22%

- CT II: 88.89%

- CT III: 94.44%

- CT IV : 86.66

* Sinh trưởng về chiều cao Hvn cây Bằng Lăng

* Công thức trội nhất là công thức 3 với tỷ lệ 88% Đất + 2%NPK + 10%Phân vi sinh

* Sinh trưởng về đường kính: Trong giai đoạn thí nghiệm cây Bằng Lăng không có sự tăng đáng kể về đường kính

* Hệ số lá: Hệ số lá của cây qua các công thức bón phân có sự tăng trưởng không đồng đều.

* Tình hình sâu hại: trong thời gian nghiên cứu đề tài không thấy có sự xuất hiện sâu bệnh hại.

Qua những kết quả trên cho thấy 3 công thức ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Bằng Lăng. Ảnh hưởng rõ rệt nhất thể hiện ở công thức III với (Tỷ lệ 88% Đất + 2% NPK + 10% Phân vi sinh) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng về chiều cao, đường kính, số lá và tỷ lệ xuất vườn, nên có thể chọn công thức 3 vào quy trình sản xuất cây Bằng Lăng trong giai đoạn vườn ươm.

5.2. Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu có hạn, diện tích nghiên cứu còn quá ít, phạm vi nghiên cứu chưa đủ lớn nên đề tài mới chỉ theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân tới sinh trưởng của cây Bằng Lăng trong thời gian ngắn, chưa có điều kiện theo dõi cụ thể trong thời gian cây cần bón phân là bao lâu, Do vậy những kết luận của đề tài chỉ có ý nghĩa trong thời giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng cây Bằng Lăng.

5.3. Kiến nghị

Để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn tôi xin có một số kiến nghị như sau:

Đưa cây lâm nghiệp là cây lâu năm và cây ngắn ngày nên phải đầu tư vào sản xuất cây con.

Do thời gian có hạn, với kiến thức bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi phần thiếu sót.

Để có kết quả đầy đủ hơn cần thử nghiệm thêm với một số công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhằm đưa ra được công thức thí nghiệm tốt hơn cho việc sản xuất cây giống trong quá trình gieo ươm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây bằng lăng (lagertroemia speciosa pers ) tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33 - 35)