Trình bày ý kiến và quan điểm của mình về cách thức ổn định nền kinh tế mà Chính phủ đã thực hiện?

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số nét về việc thực hiện mục tiêu ổn đinh kinh tế ở việt nam trong thời kì 2005-2008 (Trang 28 - 30)

mà Chính phủ đã thực hiện?

Những biện pháp điều hành của chính phủ đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi chính phủ phải có những điều hành quyết liệt hơn nữa đảm bảo ngăn chặn đà suy giảm ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách đối ngoại trong thời kì hội nhập đã phát huy tác dụng của nó. Mở rộng quan hệ kinh tế ra nước ngoài có lợi cho việc tiếp nhận kĩ thuật tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng lên ,thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư ,phát triển kinh tế hạ tầng, góp phần thực hiện công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước. Mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới sẽ

tạo thị trường cho hàng hóa Việt Nam từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề việc làm. Như vậy các chính sách của CP nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… đã có những hiệu quả nhất định, những thành công ban đầu góp phần đạt được mục tiêu ổn định nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã có những ổn định đang kể nhưng vẫn có những thiếu sót trong các cách thức thực hiện như chính sách tài khóa 2005-2007. Chính phủ cần phải phối hợp các chính sách một cách hiệu quả để giúp ổn định kinh tế trong thời gian tiếp theo.

Kết luận

Mục tiêu ổn định không chỉ là mục tiêu trong giai đoạn 2005-2008 mà còn là mục tiêu lâu dài của Chính phủ trong tất cả các giai đoạn kinh tế. Khi thực hiện mục tiêu ổn định cần cân nhắc với mục tiêu tăng trưởng. Ổn định kinh tế phải tạo điều kiện cho tăng trưởng và ngược lại từ đó bảo đảm phân phối công bằng cho xã hội.. Qua nghiên cứu chính sách kinh tế đối ngoại để thực hiện mục tiêu ổn định trong giai đoạn này ta thấy được vai trò quan trọng của chính sách này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế thị trướng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu ổn định, cần kết hợp chính sách kinh tế đối ngoại với các chính sách về tài khóa và tiền tệ và áp dụng từng chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh từng thời kì. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, trở thành viên của thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Trong hơn 20 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã dành được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đất nước ta từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, từ một nước nghèo, lạc hậu, thiếu ăn nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn. Việt Nam với nhiều tiềm năng đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đất nước trên đà phát triển, đời sống của nhân dân đã được cải thiện…Tất cả những điều đó đã chứng tỏ sự sáng suôt và kịp thời của chính phủ trong viêc điều hành nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế.

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số nét về việc thực hiện mục tiêu ổn đinh kinh tế ở việt nam trong thời kì 2005-2008 (Trang 28 - 30)