Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu làm thao đến quá trình đúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đúc bán liên tục sản xuất các loại bạc đồng ống dài khối lượng trung bình (Trang 35 - 37)

Các thí nghiệm nghiên cứu trên được tiến hành với thao làm bằng cát nước thủy tinh, có độ xốp cao. Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục thử nghiệm đúc rót hợp kim đồng trên với thao bằng kim loại, kết quả sau khi gia công cơ khí tiện bỏ lớp thao kim loại, bóc lớp ngoài phôi đúc thu được sản phẩm không bị nứt do co ngót cho dù được đúc trong môi trường nguội nhanh và thành mỏng.

Điều này được chứng minh khi chúng tôi tiến hành đúc thử nghiệm đúc bằng mô hình vật đúc đường kính φ93mm, khuôn và thao bằng kim loại, vật liệu và nhiệt độ rót tương tự như trên trên phần mềm ProCast (Mô hình đúc tĩnh thông thường), các tham sốđầu vào và kết quả chạy phần thửđộ co ngót như sau:

Hình 12. Các dữ liệu đầu vào của đúc mô phỏng.

Kết quả sau khi chạy trương trình (Trích phần kết quảứng suất đúc).

Hình 13. Kết quả chương trình phần tính ứng suất đúc.

Ứng xuất tạo bởi sự co ngót khi đúc là không đáng kể (Thể hiện ở sắc màu tím ứng với ứng suất ~ 0 MPa).

Từ thực nghiệm và mô hình có thể đi đến kết luận quan trọng: Có thể đúc hợp kim đồng bao ngoài một chi tiết sắt mà không sợ bị nứt, và được ứng dụng để đúc trực tiếp các loại bánh vít có lõi sắt thay vì đúc rời rồi ép vào lõi, giảm được

rất nhiều nguyên công cho gia công cơ khí. Với vật đúc lớn, dày thành việc sử dụng khuôn hoặc thao bằng cát sẽ không có lợi, vật đúc rất dễ sôi do cát nước thủy tinh khi chịu nhiệt cao trong thời gian dài sẽ bị chảy, vỡ ra đi vào và nằm trong vật đúc, thì theo thí nghiệm trên ta thay thế thao cát bằng thao kim loại sẽ loại bỏđược những nhược điểm nêu trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đúc bán liên tục sản xuất các loại bạc đồng ống dài khối lượng trung bình (Trang 35 - 37)