ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG TẠI ĐẠI HỌC NỘI VỤ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ (Trang 26 - 31)

HỌC NỘI VỤ

3.1. Ưu và nhược điểm

3.1.1. Ưu, nhược điểm của các hình thức

Ưu điểm của hình thức

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động đào sau đại học đối với sự phát triển bền vững của nhà trường, là một trong các yếu tố then chốt giúp tạo lập thương hiệu, khẳng định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đầu tư tổng thể các nguồn lực để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ các chuyên ngành.

Nhà trường đã chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất để đảm bảo những điều kiện tốt trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Công tác phát triển đội ngũ giảng viên ngày càng được quan tâm và đạt hiệu quả thiết thực

Tăng cường mở rộng quy mô và cơ cấu đào tạo. Đào tạo đa ngành về lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan theo hướng phù hợp thực tiễn, hiện đại và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác quản lý đào tạo theo hướng hiện đại, kết hợp lý thuyết và thực tiễn. Phát huy sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực để phát triển toàn diện nhằm phục vụ tốt nhất đào tạo nguồn nhân lực và bền vững, mở thêm một số ngành mới đáp ứng yêu cầu ngành Nội vụ.

 Với hình thức bồi dưỡng tập sự:

Tập thể ban lãnh đạo đại học Nội vụ luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tạo mọi điều kiện để giáo viên tập sự thuận lợi trong suốt quá trình soạn giáo án, tập giảng. Ba phương pháp được áp dụng với hình thức này đều phát huy rất tốt những ưu điểm nên đã giúp đem lại những hiệu quả rất cao.

 Với hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

Ưu điểm của hình thức này là góp phần đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ được giao của trường đại học Nội vụ phù hợp với quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đánh giá một cách khách quan năng lực của đội ngũ công chức tại trường.

 Với hình thức bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý

Ưu điểm đó là chế độ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng được quy định cụ thể, rõ ràng, đem lại hiệu quả đào tạo cao và rõ rệt.

 Với hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm

Đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của giảng viên, mặt khác tạo động lực làm việc cho giảng viên.

Động viên được cán bộ viên chức, giảng viên tham gia học tập tích cực các chương trình đào tạo, các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn trong nước và nước ngoài.

Nhược điểm của các hình thức

Lượng công chức, viên chức ngạch hành chính vẫn còn cao so với lượng sinh viên của cơ sở. Bên cạnh đó, chính sách thu hút, tuyển dụng giảng viên chưa đạt được hiệu quả tốt, việc mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức trong trường nhằm tăng cường số lượng đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu đào tạo cũng chưa được đẩy mạnh thực sự.

 Với hình thức bồi dưỡng tập sự:

Các đồng chí vừa mới tốt nghiệp đại học, chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nên chưa có nhiều điều kiện lĩnh hội kinh nghiệm thực tế.

Giáo viên tập sự vẫn rất cần được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đi trước về kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học, cách thức biên soạn giáo án, kỹ năng tổ chức dạy học…

 Với hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

Có một số trường hợp công chức mặc dù đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về kĩ năng chuyên môn nhưng lại thiếu hụt về kĩ năng tin học và trường hợp này cần phải có biện pháp để khắc phục kịp thời.

 Với hình thức bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý

Vẫn còn tồn tại tình trạng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng, còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Một số cán bộ, công chức, viên chức do chưa được trang bị, cập nhật những kiến thức và kỹ năng cần thiết nên việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý nhà nước chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

 Với hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm

Một số cán bộ viên chức, giảng viên bị áp lực bởi số giờ giảng dạy, số giờ nghiên cứu khoa học và chưa cân bằng được thời gian giảng dạy, đào tạo và thời gian dành cho cuộc sống cá nhân dẫn đến việc đào tạo chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu.

3.1.2. Ưu, nhược điểm của quy trình

Ưu điểm của quy trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với quy trình 4 bước rõ ràng, cụ thể và sự liên kết tốt giữa các phòng ban để tổ chức triển khai đào tạo và bồi dưỡng nhân lực thì quy trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân lực của Trường Đại học Nội Vụ đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của các quốc gia trong khu vực.

Việc chỉnh chu từ bước đầu tiên đó là xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực đến việc đưa ra mục tiêu, xác định những kiến thức, kĩ năng nào cần phải đào tạo, bồi dưỡng, số lượng người tham gia và dự trù kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng và triển khai một cách chi tiết, tỉ mỉ.

Việc đánh giá sau đào tạo cũng được chú trọng triển khai, đây chính là ưu điểm giúp nhìn nhận được những điểm mạnh để tiếp tục phát huy và để khắc phục cũng như tìm biện pháp hiệu quả để loại bỏ những điểm yếu, thách thức.

Nhược điểm của quy trình

Một số nhược điểm còn tồn đọng trong quy trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của trường Đại học Nội Vụ đó là việc trong một số trường hợp phát sinh như người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có một số lý do gia đình, sức khỏe nên không đáp ứng được đầy đủ các chương trình đào tạo thì chưa có biện pháp xử lý và hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng chưa được hiệu quả và những buổi tổ chức đánh giá trong thời gian gần nhất để đánh giá một cách khách quan cũng như rõ ràng đối với bộ phận cán bộ viên chức, giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

3.2. Đề xuất giải pháp

3.2.1. Giải pháp về hình thức

Sau khi sinh viên tốt nghiệp đại học, cần phải đưa sinh viên đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm luôn.

Tạo ra các buổi họp, trao đổi, thảo luận hay thao giảng cho các giáo viên tập sự có thể chia sẻ kinh nghiệm ngành nghề cho nhau.

Xây dựng tiêu chuẩn đầu vào cần có chứng chỉ tin học văn phòng đối với những cán bộ công chức mới, còn các cán bộ công chức cũ cần mở lớp dạy/ cung cấp kinh phí đi học bên ngoài, sau đó nộp chứng chỉ về cho nhà trường.

Để đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng, còn thiếu các các chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức thì cần có hạn nộp rõ ràng, có hình thức phạt để xử lý các trường hợp nộp muộn.

Do chưa được trang bị, cập nhật những kiến thức và kỹ năng cần thiết nên việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý nhà nước chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, muốn sản phẩm đầu ra của đào tạo bồi dưỡng là những cán bộ công chức có năng lực, có khả năng thực thi công vụ hiệu quả, đòi hỏi không chỉ quan tâm đến những yếu tố kỹ thuật trong quá trình đào tạo bồi dưỡng, như chương trình, giảng viên, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất… mà còn phải rất chú trọng đến thay đổi tư duy và nhận thức đối với tất cả các nội dung và hoạt động của quản lý cán bộ công chức, từ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá… đến trả lương đều phải theo năng lực, lấy năng lực làm trọng tâm. Điều này sẽ giúp cho năng lực hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng được phát huy trong thực tiễn thực thi công vụ, giúp mang lại kết quả cao.

Một số cán bộ viên chức, giảng viên bị áp lực bởi số giờ giảng dạy, số giờ nghiên cứu khoa học và chưa cân bằng được thời gian giảng dạy, đào tạo và thời gian dành cho cuộc sống cá nhân dẫn đến việc đào tạo chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu… Chúng ta cần phải xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực gắn liền với từng vị trí để làm căn cứ khoa học, khách quan cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Xác định đúng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, phân chia số giờ giảng dạy hợp lý, khoa học.

3.2.2. Giải pháp về quy trình

Người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có một số lý do gia đình, sức khỏe nên không đáp ứng được đầy đủ các chương trình đào tạo thì sẽ được sắp xếp vào các buổi đào tạo khác phù hợp với thời gian và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, công tác đánh giá cũng được thực hiện ngay sau đó để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Ngoài ra, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng văn hóa học tập và môi trường, tạo điều kiện để cán bộ công chức chia sẻ kiến thức. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức theo năng lực coi trọng không chỉ các hình thức đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học chính thức mà còn coi trọng quá trình tự học và tự tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc từ bản thân cán bộ công chức. Do đó, nếu tổ chức xây dựng được văn hóa học tập sẽ cho phép cán bộ công chức định hướng hành vi cá nhân vào hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình, từ đó cải thiện kết quả và chất lượng công việc.

Để công tác đào tạo và bồi dưỡng đạt được những hiệu quả tốt nhất, quy trình đào tạo, bồi dưỡng phải được xây dựng đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, thời gian của các cán bộ được đào tạo bồi dưỡng. Từ đó, đảm bảo được các công tác giảng dạy vẫn diễn ra liên tục, không ngắt quãng nhưng đội ngũ cán bộ giảng viên phát triển, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và ngày càng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và được đề xuất là “quốc sách hàng đầu”, đặc biệt là giáo dục, đào tạo ở trình độ đại học. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có liên quan đến nội dung này được ban hành khá đầy đủ, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học đẩy mạnh hoạt động đào tạo, trong đó có nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội là đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong nhiều năm qua đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm để phục công tác giảng dạy cho nhà trường.

Đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội so với đội ngũ giảng viên của các trường Đại học khác có bề dày lịch sử, kinh nghiệm, thành tích... cần rèn luyện, trau dồi và phát triển hơn nữa mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc nâng cao chất lượng giảng dạy các trường đại học trong nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giảng viên cũng được nhà trường quan tâm, nâng cao trình độ, được tạo các điều kiện tốt nhất, tham gia các khóa học, hội thảo tọa đàm trong và ngoài nước để tích lũy các kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ giảng viên được bồi dưỡng, đào tạo có vai trò quan trọng và to lớn góp phần làm nên thành công trong việc đào tạo thế hệ sinh viên tương lai có ích cho xã hội, xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng và cải cách hành chính mạnh mẽ của quốc gia.

Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu nên chắc chắn bài thảo luận không tránh khỏi những thiếu sót và cần được nghiên cứu, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện. Cũng do điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên bài thảo luận chưa thật sự khái quát hết được tổng thể nội dung của vấn đề cần được nghiên cứu. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

Nhóm xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Đinh Thị Hương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ (Trang 26 - 31)