Xử lý loại saphir lam/ lục/vàng (GBY)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng quy trình xử lý nhiệt làm tăng chất lượng saphir miền nam việt nam (Trang 33 - 37)

- ủ nhiệt Khi đã đạt tới nhiệt độ vận hành thì công đoạn gia công nhiệt bắt đầu

3.2.2.Xử lý loại saphir lam/ lục/vàng (GBY)

Loại saphir này th−ờng không có một mầu nào rõ ràng. Trong một viên đá mỗi khu vực lại có mầu khác nhau, lam, lục hoặc vàng, vàng nhạt đến không mầu (hình 3.5). Trong các văn liệu n−ớc ngoài loại saphir này có tên gọi là saphir BGY (blue/ green/ yellow) và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các sản phẩm khai thác từ các mỏ miền Nam Việt Nam cũng nh− các mỏ t−ơng tự trên thế giới Australia, Trung Quốc...).

Nguyên nhân tạo mầu của loại saphir này khá phức tạp và hiện nay vẫn có nhiều điều ch−a rõ ràng. Theo Themelis T. (1992) và Nassau K. (1982) các tỷ lệ khác nhau của Fe2+/Ti4+ (hoặc Fe3+/Fe3+) và Fe3+ sẽ tạo ra các mầu BGY (lục, lam/lục, vàng/lục...) [24],[25],[26],[31].

Hình 3.5. Loại saphir nhiều mầu BGY từ mỏ Bình Thuận. Mẫu PT 04

Thông th−ờng đối với loại saphir này ng−ời ta tìm cách chuyển chúng thành mầu vàng bằng cách làm giảm bớt hoặc loại bỏ thành phần mầu lam. Muốn vậy ta phải nung chúng trong môi tr−ờng ôxy hóa. Chúng tôi đã thử nghiệm nung 3 lô mẫu saphir BGY từ các mỏ Bình Thuận. Kết quả xử lý đ−ợc thể hiện trên các hình từ 3.6 đến 3.8. Các lô mẫu đều chuyển sang mầu vàng ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ xử lý, thời gian ủ ở nhiệt độ tối đa, cũng nh− đặc điểm của mẫu ban đầu. - Với lô mẫu có màu lam/lục là chủ yếu, còn màu vàng chiếm tỷ lệ thấp thì sau khi xử lý chúng có xu h−ớng chuyển sang màu lam với tông màu sáng hơn, hoặc chúng vẫn giữ nguyên màu lam/lục nh−ng có tông màu sáng hơn đáng kể.

- Với lô mẫu có màu lục/vàng chiếm phần chủ yếu còn màu lam th−ờng không đáng kể thì sau xử lý chúng th−ờng có xu h−ớng chuyển sang màu vàng với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện xử lý.

Các thông số của quy trình xử lý saphir BGY đ−ợc trình bày trong bảng 3.2.

a

b

Hình 3.6. Mẫu saphir BGY mỏ Bình Thuận tr−ớc (a) và sau xử

lý (b). Mẫu PT 01C

a

b

Hình 3.7. Mẫu saphir BGY mỏ Bình Thuận tr−ớc (a) và sau xử

a

b Hình 3.8. Mẫu saphir BGY mỏ Bình Thuận tr−ớc (a) và sau xử lý (b). Mẫu PT 02

Bảng 3.2. Các thông số thực nghiệm của quy trình xử lý saphir BGY miền Nam Việt Nam

Chế độ xử lý Saphir BGY

ToC max 1.100 - 1800oC

Thời gian ủ nhiệt ở ToC max, giờ

Từ 3h đến 24h

(phụ thuộc vào độ độ đậm nhạt của mầu lam, ToC max, kích th−ớc và khối l−ợng mẫu nung)

Tốc độ tăng/hạ nhiệt Phụ thuộc vào độ rạn nứt của nguyên liệu thô

Môi tr−ờng

Ôxy hoá

(mạnh hay yếu phụ thuộc vào độ đậm nhạt của mầu lam)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng quy trình xử lý nhiệt làm tăng chất lượng saphir miền nam việt nam (Trang 33 - 37)