ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHTW NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2010 –

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thị trường mở ngân hàng trung ương Nhật Bản. (Trang 25 - 29)

THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHTW NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

1. Mục tiêu mở rộng lượng tiền cung ứng

Biểu đồ: Lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 2000-2012

(Đường màu đỏ thể hiện mức tăng trong cung khối tiền M2; đường màu xanh thể hiện mức tăng khối tiền M3)

Trong giai đoạn này, mức tăng trong cung khối tiền M2 và M3 ở mức trung bình khá cao, song lại có những biến động rất khó lường. Biến động theo những chu kì kinh tế, khi nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn ví dụ như đầu năm 2011 thỳ BOJ liên tục tăng mức cung tiền lên qua các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, tói cuối năm 2011 tốc độ tăng khối M2 từ 2,3% lên khoảng 3,2 %, khối M3 từ 1,7% lên 2,1 %. Những con số đó phù hợp với hướng điều hành chính sách tiền tệ của BOJ, thông qua đó giúp nền kinh tế đạt được các mục tiêu đã đề ra.

2. Mục tiêu chặn đà giảm phát

Biểu đồ: Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản, giai đoạn 2000-2012

(Đường màu đỏ thể hiện chỉ số giá dịch vụ; đường màu xanh thể hiện chỉ số giá hàng hóa)

Trong giai đoạn 2010 – 2012, chỉ số giá dịch vụ liên tục ở mức âm, chỉ có 1 giai đoạn ngắn nhích lên khoảng 0,1% vào tháng 04/2012, sau đó lại tiếp tục quay trở lại mức âm. Bên cạnh đó, chỉ số giá hàng hóa có biên độ giao động khá mạnh, có thời điểm lên tới 2,1% vào giữa năm 2011, nhưng giảm mạnh xuống mức -2,1% chỉ 1 năm sau đó. Vào khoảng đầu tháng 03/2012, chỉ số giá hàng hóa đã xuống dưới mức chỉ số giá dịch vụ, song tình hình đang có xu hướng cải thiện hơn vào cuối năm 2012 .

Nguyên nhân của những thay đổi trên là do những lần nới lỏng chính sách tiền tệ của BOJ nhằm kích cầu, lượng tiền bơm ra nền kinh tế, nhưng tới cuối năm 2011, do những ảnh hưởng của thảm họa kép, chỉ số giá hàng hóa giảm mạnh và chỉ số giá dịch vụ biến động. Với những chính sách tiếp tục nới lỏng tiền tệ, tới cuối năm 2012,

các chỉ số đã ổn định và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là chỉ số giá hàng hóa có mức tăng khá nhanh và ổn định, gần bắt kịp với chỉ số giá dịch vụ.

3. Mục tiêu ổn định lãi suất ở mức thấp:

Biểu đồ: Lãi suất giai đoạn 2000-2012

(Đường màu xanh lãi suất tái chiết khấu, lãi suất nợ cơ bản; đường màu đỏ lãi suất liên ngân hàng)

Trong các cuộc họp của BOJ, các mức lãi suất luôn được chú trọng và có những quy định cụ thể. Trong giai đoạn 2010 – 2012, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất nợ cơ bản luôn duy trì ở mức 0,3%, lãi suất liên ngân hàng thỳ lại biến động 0% - 0,1%. Trong giai đoạn này, BOJ theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ, nhằm duy trì mức lãi suất thấp như vậy để khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng vốn như một biện pháp kích cầu, kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

4. Mục tiêu nâng cao tỷ giá

Biểu đồ: Tỷ giá USD/JPY giai đoạn 2000-2012

(Đường màu đỏ thể hiện sự thay đổi của tỷ giá giao ngay; đường màu xanh thể hiện sự thay đổi của tỷ giá thực)

Do trong giai đoạn trước, đồng Yen nhật có xu hướng bị đánh giá quá cao, đắt hơn tương đối so với ngoại tệ, làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, làm tổng giá trị xuất khẩu giảm. Vì vậy, NHTW Nhật Bản đã thực hiện các gói nới lỏng tiền tệ, bơm tiền vào nền kinh tế, tác động đến cung cầu nhằm mục đích tăng giá của đồng ngoại tệ, kích thích xuất khẩu khi đồng nội tệ được định giá thấp hơn.

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy: Tỷ giá USD/JPY giao ngay có xu hướng ngày càng tăng lên cùng với đó là sự tương đối ổn định trong tỷ giá thực. Như vậy, NHTW Nhật Bản đã bước đầu đạt được thành công khi duy trì tỷ giá thực ổn định, đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu của toàn nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Qua những thông tin và các phân tích, nhận định trên, ta có thể thấy nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn khi liên tục phải đối mặt với tình trạng giảm phát kéo dài, nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm trong khi vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia mới nổi đang vươn mình sau đáy khủng hoảng kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn gặp nhiều bất lợi khi chịu ảnh hưởng lớn từ các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, gây thiệt hại lớn đối với ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vượt lên những khó khăn đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cùng với chính sách tiền tệ mở rộng kéo dài trong giai đoạn 2010 – 2012, liên tục cung ứng vốn cho thị trường, nhất là thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần giúp nền kinh tế Nhật Bản có những dấu hiệu khởi sắc khi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được duy trì ở mức dương, chỉ số giá tiêu dùng không còn ở mức dưới không (0), lãi suất thị trường luôn duy trì ở mức khuyến khích đầu tư, tỷ giá có sự thay đổi tích cực khi ổn định giá trị thực của đồng nội tệ. Mặc dù, chính sách tiền tệ nới lỏng với sự tham gia của nghiệp vụ thị trường mở đã đạt được những thành công đáng mừng, nhưng vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng đã đặt ra: khối lượng chứng khoán mua bán trên thị trường mở còn thấp hơn mục tiêu của các chương trình nới lỏng tiền tệ; mức lạm phát còn thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ giảm phát quay trở lại; tỷ giá thực đã ổn định nhưng chưa có dấu hiệu tăng để khuyến khích xuất khẩu.

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới và sự phục hồi trở lại của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng, NHTW Nhật Bản cần có những chính sách thích hợp và sử dụng các công cụ linh hoạt, hiệu quả hơn nhằm tạo động lực và hỗ trợ nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thị trường mở ngân hàng trung ương Nhật Bản. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w