KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận và tồn tạ

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề BẸNH GUMBORO ở gà (Trang 34 - 37)

Sau thời gian tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gà, nhưng chủ yếu là ở gà 3 – 6 tuần tuổi và gà tây.

- Tình hình nhiễm bệnh phức tạp xảy ra có tính chất vùng.

- Gà bệnh suy nhược, ủ rũ, lông xù, đi loạng choạng, tiêu chảy, phân có màu trắng xám, xanh lá cây, có nhiều nước, gà thường quay đầu lại mổ vào hậu môn, hậu môn dính đầy phân, gà bỏ ăn, suy nhược trầm trọng, và có thể chết. Tỉ lệ gà mắc bệnh có thể lên đến 100%. - Cơ ngực và cơ đùi xuất huyết thành từng vệt dài, nơi tiếp xúc giữa

dạ dày tuyến và dạ dày cơ bị xuất huyết. Niêm mạc ruột bị tăng tiết dịch. Lách có thể hơi sưng, có những chấm xám nhỏ trên bề mặt - Bệnh tích điển hình của bệnh tập trung ở túi Fabricius: Ngày thứ ba

sau khi nhiễm trùng, túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước, thủy thủng và có màu đỏ, bề mặt phủ một lớp gelatin, có thể xuất huyết. Ngày thứ 4, túi Fabricius tăng gấp đôi về kích thước và trọng lượng, sau đó bắt đầu teo dần. Ngày thứ 5 túi Fabricius trở lại kích thước bình thường và bắt đầu teo lại. Ngày thứ 8 có kích thước bằng 1/3 so với bình thường.

3.2. Kiến nghị

- Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn gà: Thường xuyên theo dõi đàn gà hàng ngày, để phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và cách ly gia súc ốm, điều trị kịp thời, triệt để.

- Về công tác phòng bệnh: Nên sử dụng vaccine và các biện pháp phòng trừ tổng hợp một cách chặt chẽ, đúng quy trình, để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro.

Tài liệu tham khảo

1. http://en.wikipedia.org/wiki/Infectious_Bursal_Disease 2. http://www.gumboro.com/

3. http://www.oie.int/eng/normes/MMANUAL/A_00102.htm 4. http://www.freepatentsonline.com/6114112.htm

5. Trần thị Liên, 2001. “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng vacxin Gumboro nhược độc đông khô chủng 2512 trên tế bào sơ phôi gà”. Luận án tiễn sĩ nông nghiệp. Hà Nội. Tr 49-50.

6. Nguyễn Tiến Dũng, 1996. “Nhìn lại bệnh Gumboro ở Việt Nam”. Tạp chí KHKT Thú Y. Hội Thú Y Việt Nam, Tập III. số 1. Tr 94- 100.

7. Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 2000. “ Biến động hàm lượng kháng thể kháng bệnh Gumboro sau tiêm phòng bằng vacxin nhược độc ở đàn gà Broiler”. Kết quả nghiên cứu khoa học thú y. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội. tr 48-51.

8. Nguyễn Như Thanh, 2001. “Vi sinh vật thú y” Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 292 - 298

9. Phạm Xuân Tý, 1998. “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng trị bệnh Gumboro”. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Hà Nội. Tr 45- 48.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề BẸNH GUMBORO ở gà (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w