BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu chính sách kinh tế của thái lan và quan hệ với việt nam (Trang 33 - 37)

1/ Nguyên nhân sự thành công của kinh tế Thái Lan

1. Vị trí địa lý thuận lợi và họ đã khai thác triệt để lợi thế này.

bị chao đảo nhưng trước sau như một, chính quyền Thái Lan luôn giữ gìn và củng cố quan hệ với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực nhằm mở rộng thị trường, tăng thu hút vốn đầu tư.

4. Coi trọng xuất khẩu, nhất là từ khi chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá, hưóng về xuất khẩu, chính phủ luôn tìm cách gia tăng xuất khẩu.

5. Coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển. Ngay cả lúc khó khăn nhất, chính phủ đã dùng du lịch để thu hút ngoại tệ trong thời gian ngắn nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng. Phong trào người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, cả nước làm du lịch, du lịch với giá rẻ bất ngờ đã góp phần làm sống lại nền kinh tế.

6. Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Ngay từ dầu những năm 80 chính phủ đã áp dụng một loạt các chính sách khuyến khích mạnh mẽ như: ưu đãi cho ngành sản xuất xuất khẩu, miễn giảm thuế cho các công ty liên doanh với nước ngoài, mở rộng khả năng góp vốn và tạo điều kiên thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài về nước. Thái Lan trở thành nam châm hút vốn đầu tư của các công ty Nhật bản. Đến năm 1989, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan đã vượt qua 1,2 tỷ USD.

7. Đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là một số loại sản phẩm như gạo, thuỷ sản, trái cây, hoa… để tăng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả là sự phát triển nhảy vọt trong công nghiệp chế biến. Xác định sớm: nghiệp chế biến thực phẩm và hàng tiêu dung thông thường, không yêu cầu kỹ thuật cao chính là lối đi ra thế giới của Thái Lan.

2/ Bài học kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển kinh tế đối với Việt Nam Nam

Trải qua 4 thập kỷ phát triển liên tục không gián đoan, Thái Lan được cả thế giới biết đến và nể phục như một con hổ của Châu Á. Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1997. Do đó chính phủ Thái Lan dã phải nhìn nhận lại chính sách phát triển kinh tế của mình để điều chỉnh và duy trì thế mạnh trong nước. Đó là:

- Phải đảm bảo tốc độ đô thị hoá diễn ra đồng đều tại mọi khu vực để tránh tình trạng phát triển cục bộ, làm mất cân bằng sinh thái và bất bình đẳng xã hội gia tăng bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa, phát huy tác dụng của hoạt động buôn bán, trao đổi hang hoá tại cửa khẩu biên giới với các nước láng giềng.

VƯƠNG QUỐC THÁI LAN – KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC

- Chú trọng hơn vấn đề phát triển bền vững để nền kinh tế phát triển lâu dài mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong nước. Cần đầu tư hỗ trợ các dự án công nghệ cao về chế biến để hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô đồng thời thu được nguồn lợi tối đa cho đất nước. Giảm thuế đối với mặt hàng là nguyên liệu sản xuất.

- Tận dụng vị trí địa lý là nơi trung chuyển giữa các nước nên có điều kiện phát triển thương mại.

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật cao, tạo thêm cơ hội học tập cho lớp trẻ để đầu tư vào những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao.

- Thu hút FDI cho các ngành sử dụng công nghệ cao, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm …). Đồng thời đảm bảo cung cấp đội ngũ công nhân có tay nghề cao cũng như các yếu tố đầu vào cho sản xuất.

- Thâm nhập vào những nước mới để tìm kiếm thị trường mới và cơ hội mới. Đặc biệt là các nước láng giềng để có lợi thế gần gũi về địa lý.

Như vậy ta có thể thấy, Việt Nam có thể học hỏi từ Thái Lan rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như đường lối đối ngoại, như là:

- Bài học trong việc phát triển du lịch: Phải xây dựng thương hiệu, phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho việc tham quan du lịch. Xây dựng và phát triển du lịch thành một chuỗi có sự liên kết giữa các thành viên tham gia. Giảm bớt các thủ tục nhập cảnh rườm rà phức tạp cho khách du lịch, phát triển các dịch vụ thanh toán, xây dựng nhiều trung tâm thương mại.

- Bài học trong việc xuất khẩu gạo: Xây dựng các trung tâm sản xuất tại địa phương nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phát triển và phân phối giống có chất lượng cao, đồng thời phát triển các dự án nghiên cứu làm tăng chất lượng cũng như số lượng sản phẩm gạo xuất khẩu. Tạo ra các sản phẩm mới được làm từ gạo như: dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm, đồ ăn liền. Phát triển công nghệ bảo quản và chế biến sau khi thu hoạch để gạo có chất lượng cao nhất, nâng cao uy tín cạnh tranh với các nước khác.

- Bài học trong việc xây dựng hệ thống cảng biển: Quy hoạch hợp lý hệ thống cảng biển. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt) kết nối các cảng

- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, phát triển dịch vụ logistic.

- Chú trọng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới có chất lượng, đầu tư phát triển công nghệ bảo quản, chế biến.

- Đảm bảo tốc độ thị hóa diễn ra đồng đều, tránh tình trạng phát triển cục bộ làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng bất bình đẳng xã hội và các tệ nạn xã hội.

Trong rất nhiều kinh nghiêm của Thái Lan kể trên thì Việt Nam nên chú trọng đến 2 lĩnh vực chính đó là: du lich và xuất khẩu gạo. Đây là 2 lĩnh vực mà Việt Nam có điều kiện để phát triển mạnh.

3/ Giải pháp phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan

- Tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước, tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, trao đổi cán bộ giữa hai nước.

- Tổ chức các chương trình, hội chợ, triển lãm …

- Thực hiện các dự án hợp tác phát triển kinh tế. Tăng cường trao đổi hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà Việt Nam và Thái Lan có lợi thế. Đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, sản xuất nông nghiệp và du lịch.

- Doanh nghiệp 2 nước có thể khai thác điểm thị yếu tiêu dùng khá đồng nhất để thực hiện phân công lao động theo hướng hai bên cùng có lợi.

KẾT LUẬN

Thái Lan là một đất nước khá nổi bật trong khu vực và thực sự đã có những đặc điểm nổi trội mà thế giới phải công nhận. Việc nghiên cứu những đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật cũng như các chính sách của Thái Lan nói trên giúp cho Việt Nam rút ra được những biện pháp phù hợp để phát triển kinh tế đất nước, từng bước đuổi kịp các nước phát triển và vươn lên một tầm cao mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thái Lan

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Lan#Kh.C3.A1c

Tại sao chọn Thái Lan

http://www.tcebvietnam.com.vn/Why-Exhibition-in-Thailand.html

VƯƠNG QUỐC THÁI LAN – KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC

http://img.vcci.com.vn/Images/Uploaded/Share/2012/05/28/THAILAND-12.pdf

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một phần của tài liệu chính sách kinh tế của thái lan và quan hệ với việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w