MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu luận nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA (Trang 37 - 39)

III. Những thuận lợi và khó khăn trong công việc thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM

CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM I. Quan điểm của Việt Nam trong thu hút ODA.

Với mục tiêu không để Việt Nam tụt hậu so với các nước láng giềng vào năm 2020 thì theo phương án thấp nhất, GDP bình quân đầu người của Việt Nam phải đạt được mức 3.934 USD vào cuối năm 2010.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ tới, Chính phủ tiếp tục chủ trương huy động mọi nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước có tính chất quyết định, nguồn vốn ODA tiếp tục góp vị trí quan trọng. Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu quan hệ đối tác với các nhà tài trợ.

Việc sử dụng ODA theo hướng lựa chọn giữa các nguồn lực, đặt trọng tâm vào tính hợp lý và hiệu quả của viện trợ.

Việc sử dụng ODA sẽ định hướng vào các ưu tiên sau:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo góp phần thực hiện chương trình tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) và các chương trình xoá đói, giảm nghèo khác.

Trong lĩnh vực này, cần ưu tiên ODA cho các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề để tăng thu nhập cho người nông dân; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống thủy lợi, lưới điện nông thôn, thông tin liên lạc, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm xá...) để hỗ trợ sản xuất ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; tranh thủ nguồn vốn ODA để trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

- Đối với hạ tầng kinh tế, cần ưu tiên sử dụng ODA cho giao thông vận tải, cải thiện điều kiện cấp và thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu đô thị và khu công nghiệp, phát triển các hệ thống thủy lợi và hệ thống phân phối điện, nhất là khu vực nông thôn, miền núi.

Trong thời gian tới, cần tranh thủ ODA để hoàn thiện hệ thống các đường quốc lộ huyết mạch, các cầu đường bộ trong cả nước, phát triển các tuyến đường trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng; hỗ trợ ngành đường sắt để nâng cao năng lực chạy tàu, tăng cường an toàn và cải tiến chất lượng dịch vụ; đầu tư cải tạo và xây dựng mới một số sân bay quốc tế; cải thiện vận tải đường sông trên một số tuyến chính; phát triển một số cảng biển nước sâu, nhất là ở phía Nam.

Sử dụng ODA để phát triển hệ thống thủy lợi ở ba miền, xây dựng đê điều, kể cả đê biển góp phần phát triển sản xuất, giảm nhẹ thiên tai.

Trong lĩnh vực năng lượng, vốn ODA sử dụng để hỗ trợ phát triển hệ thống đường dây, trạm biến thế, lưới điện phân phối, chú trọng lưới điện nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc coi trọng nguồn năng lượng sạch (gió, mặt trời, địa nhiệt) để hỗ trợ năng lượng cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

- Đối với hạ tầng xã hội, ngoài việc sử dụng ODA để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, cần sử dụng ODA, kể cả ODA vốn vay để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ một số trường đại học tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Ưu tiên kêu gọi nguồn ODA để tăng cường trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến tỉnh, hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia như tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt rét, chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình dân số và phát triển.

- Tranh thủ nguồn vốn ODA để tăng cường năng lực con người, chú trọng ở cấp cơ sở; tập trung vốn ODA để nâng cao năng lực các trường dạy nghề, qua đó cải thiện chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật cung cấp cho

khu vực kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phát triển thể chế, nhất là cải cách hành chính; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó ưu tiên giáo dục và thực thi pháp luật. - Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình dự án phát triển công nghiệp có khả năng hoàn trả vốn vay, tạo ra công ăn, việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, cần phải được cân nhắc kỹ nếu sử dụng ODA cho các dự án sản xuất kinh doanh, do quy định và thủ tục ODA thường kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư. Hơn nữa, nhiều nhà tài trợ cung cấp ODA có ràng buộc làm cho giá công trình cao, ảnh hưởng tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ vốn vay.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA (Trang 37 - 39)