Nhà kính kiểu mái vòm dạng hình cung tròn

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mô hình nhà kính, nhà màng tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng (Trang 30 - 31)

Đây là dạng nhà kính được nông dân sử dụng đầu tiên tại Đà Lạt để sản xuất hoa cẩm chướng, hoa hồng,… tại vùng Cam Ly - Đà Lạt sau đó được áp dụng để trồng rau, hoa sạch cao cấp.

Đặc điểm của nhà kính dạng này là:

– Chiều cao mái xối: 2.2 – 2.5 – 3.5 m. – Chiều cao tính từ đỉnh mái: 4.2 – 4.5 – 5.5m – Chiều rộng: > 4.0m.

– Trên có mái phủ nilông, chung quanh che màng lưới. – Vật liệu làm khung có thể: sắt, tre, tầm vông, thép,….

– Hệ thống máng xối được thiết kế giữa 2 vòm kế tiếp nhau và ở bên hông nhà, đảm bảo cho nước nước mưa không thể đi vào trong nhà kính.

– Nhà kính, nhà lưới dạng này thích hợp nhất để trồng cúc và một số loại rau. Ưu điểm:

– Hạn chế được sự xâm nhập của các loài sâu hại. – Tránh được tác hại của nước mưa đối với cây trồng. – Đối với khung tre: vốn đầu tư ít.

– Đối với khung sắt: chắc chắn, thời gian sử dụng lâu. – Đơn giản, dễ thiết kế và dễ xây dựng

Nhược điểm

– Nấm bệnh có thể phát triển do độ ẩm và nhiệt độ cao.

– Nhiệt độ tăng cao gây nóng, ảnh hưởng đến năng suất lao động.

– Đối với khung tre: độ chắc chắn không cao, không bền bởi vì nhà dạng này có phần trên khá nặng, vì vậy sau một thời gian sử dụng phải thay.

– Đối với khung sắt: vốn đầu tư cao hơn

Đây là dạng nhà kính được sử dụng nhiều để trồng các loại hoa.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số mô hình nhà kính, nhà màng tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w