Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy sợi nấm bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 2 nhưng phát triển mạnh vào ngày thứ ba lúc này sợi nấm có màu trắng. Sang ngày thứ 4, bào tử xuất hiện trên bề mặt lên men. Chúng tôi tiến hành đảo trộn môi trường, ngày thứ 5 sợi nấm lại mọc trên bề mặt môi trường, đến ngày thứ 7 bào tữ mọc nhiều trên bề mặt nuôi cấy, chúng tôi lại tiến hành đảo trộn. Ngày thứ 8 trở đi, không thấy sợi nấm phát triển nữa.
3.3.2. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong quá trình lên men
Chúng tôi tiến hành đo nhiệt độ các lô thí nghiệm vào lúc 9 giờ sáng hành ngày và thu được kết quả sau:
Bảng 3.3. Bảng theo dõi nhiệt độ trong thời gian lên men
Thời gian Nhiệt độ (
oC)
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Ngày 0 21 22 21 22 Ngày 1 24 26 22 24 Ngày 2 33 35 30 34 Ngày 3 36 38 32 36 Ngày 4 38 40 34 39 Ngày 5 26 28 24 28 Ngày 6 32 38 30 34 Ngày 7 38 42 36 40 Ngày 8 25 28 24 26 Ngày 9 24 26 22 26 Ngày 10 24 26 22 25
Đồ thị 1: Sự biến thiên nhiệt độ của 4 lô thí nghiệm trong quá trình lên men
Qua bảng 3.3 và đồ thị 1, chúng tôi nhận thấy:
- Nhiệt độ tăng từ ngày 1 đến ngày 4. Chứng tỏ do hoạt động sinh trưởng và phát triển của nấm mốc đã làm tăng nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ tăng sẽ làm giảm độ ẩm của môi trường, điều kiện này không thích hợp cho sự sinh trưởng của nấm mốc nên chúng tôi tiến hành đảo trộn, thêm nước để đảm bảo độ ẩm đạt 60% để tiếp tục quá trình lên men.
- Nhiệt độ môi trường trong các lô thí nghiệm đạt cao nhất vào ngày thứ 7, chứng tỏ nấm mốc phát triển mạnh nhất vào thời gian này. Sau khi đảo trộn, thêm ẩm vào ngày thứ 7, nhiệt độ trong các lô thí nghiệm không tăng và giảm dần trong các ngày thứ 8 đến ngày thứ 10, chứng tỏ lúc này chất dinh dưỡng trong môi trường không còn đủ để cung cấp cho hoạt động sinh trưởng của nấm mốc nên nấm không phát triển, không làm tăng nhiệt độ của môi trường.
- Đến ngày 10, chúng tôi dừng quá trình theo dõi nhiệt độ vì không có sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục xác định số lượng bào tử.
3.3.3. Số lượng bào tử trong quá trình lên men
Lô sản xuất
Số lượng bào tử (bào tử/g)
0 ngày 4 ngày 7 ngày 10 ngày 13 ngày
Lô 1 3,2.102 3.107 5,4.108 4,9.108 4,55.108
Lô 2 3,5.102 3,6.107 6,8.108 6,5.108 6.108
Lô 3 3,4.102 2,6.107 4,5.108 4,2.108 3,8.108
Lô 4 3,8.102 3,3.107 6.108 5,5.108 4,6.108
Qua bảng 3.4 và đồ thị 2, chúng tôi nhận thấy rằng trong quá trình lên men, số lượng bào tử trong các lô sản xuất tăng dần từ 0 ngày đến ngày thứ 7, sau đó bắt đầu giảm dần.
Lô thí nghiệm thứ 2 có số lượng bào tử đạt cao nhất (6,8.108 bào tử/g). Trong khi đó, lô thí nghiệm thứ 3 có số lượng bào tử ít nhất, chỉ đạt 4,5.108 bào tử/g.
Ở lô thí nghiệm thứ hai, số lượng bào tử vượt trội so với các lô thí nghiệm khác là do chúng tôi đã bổ sung một lượng lớn dịch rỉ đường giàu glucid và các chất khác như protein, khoáng… nên môi trường có gấp đôi rỉ đường giàu dinh dưỡng hơn,
Trichoderma sinh trưởng và phát triển mạnh.
Ngày sản xuất thứ bảy đếm được số lượng bào tử nhiều là do lúc này chất dinh dưỡng trong môi trường đang cạn dần, điều này lại kích thích quá trình tạo bào tử mạnh hơn.
Những ngày tiếp theo, số lượng bào tử có giảm là do trong quá trình đảo trộn bào tử phát tán ra môi trường xung quanh.
3.4. Quy trình sản xuất chế phẩm Trichoderma ở quy mô phòng thí nghiệm
Dựa vào kết quả thực nghiệm ở trên, chúng tôi đưa ra các thông số về thành phần môi trường, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thời gian thích hợp cho việc sản xuất chế phẩm Trichoderma ở quy mô phòng thí nghiệm theo sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm Trichoderma ở quy mô phòng thí nghiệm
Chế phẩm vi sinh
Phân lập trên môi trường Czapek_Dox, nuối cấy trong 5 ngày, nhiệt độ 28oC.
Chủng giống Trichoderma sp.
Phối trộn nguyên liệu, hóa chất. Nhân giống trên môi trường
Saboraud, trong 5 ngày ở 28oC. Lên men sản xuất trên môi trường rắn (theo công thức 2) trong 7 – 10
ngày, nhiệt độ 280C, độ ẩm 60% . Thu nhận sản phẩm: nghiền
mịn sản phẩm, sấy khô. Cấy chuyền
Tiến hành thu sản phẩm, sấy khô, nghiền mịn, đóng gói bao bì, chúng tôi thu được sản phẩm hoàn chỉnh sau: