Phƣơng pháp tìm kiếm dịch vụ web dựa trên công dụng

Một phần của tài liệu biểu diễn ngữ nghĩa của dịch vụ web và tìm kiếm dịch vụ web có hỗ trợ ngữ nghĩa (Trang 39 - 42)

Việc nghiên cứu web ngữ nghĩa nói chung và dịch vụ web ngữ nghĩa nói riêng đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Điều đó đƣợc minh chứng thông qua việc những hội nghị quốc tế có uy tín liên tục đƣợc tổ chức

với quy mô toàn thế giới cũng nhƣ ở khu vực ví dụ nhƣ hội nghị quốc tế ISWC (International Semantic Web Conference) đƣợc tổ chức từ năm 2002 đến 2010. Tiếp theo là hội nghị ở châu Âu ESWC (European Semantic Web Conference) đƣợc tổ chức từ năm 2004 đến năm 2010 và hội nghị ở châu Á là ASWC (Asian Semantic Web Conference) đƣợc tổ chức từ năm 2006 đến 2010.

Một dịch vụ OWL-S bao gồm 3 phần: Thứ nhất là ServiceProfile phục vụ cho việc quảng cáo và phát hiện dịch vụ; Thứ hai là ServiceModel chịu trách nhiệm mô tả hoạt động của dịch vụ và thứ ba là ServiceGrounding chịu trách nhiệm cung cấp cách tƣơng tác với dịch vụ.

Service Profile đƣợc thiết kế để mô tả dịch vụ làm gì thông qua các Input, Output, Precondition và Postcondition. Michael C. Jaeger nhận định rằng các Precondition và Postcondition vẫn chƣa đủ chuẩn hóa để phục vụ cho thuật toán so khớp dịch vụ [10]. Chúng tôi khảo sát cho đến thời điểm hiện tại là tập dữ liệu dịch vụ OWL-S đƣợc công bố vào 06/04/2005 và liên tục đƣợc phát triển đến 11/11/2009 bởi nhóm nghiên cứu Matthias Klusch [18] và đƣợc phát triển tiếp bởi cộng đồng S3Contest [21], chúng tôi thấy rằng Precondion và Postcondition vẫn chƣa đƣợc thêm vào. Do đó khi nhiều Service Profile cùng các Input và các ouput có thể có những công dụng khác nhau.

David Martin nhận định rằng việc chú giải ngữ nghĩa cho phƣơng thức bằng một cách nào đó sẽ hữu dụng trong một số tình huống đặc biệt là trong quá trình tìm kiếm [17]. Thông qua các Input, Output, Preconditon và Postcondition của Service Profile cung cấp một cách để xác định ngữ nghĩa của phƣơng thức.

Chúng tôi thấy rằng việc chú giải ngữ nghĩa cho phƣơng thức thông qua các công dụng dịch vụ cung cấp có thể đƣợc sử dụng cho việc phát hiện các dịch vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dùng tƣơng ứng với chức năng họ cần thật sự, nhƣ vậy các chú giải công dụng của dịch vụ có thể đƣợc phục vụ cho việc quyết định lựa chọn các dịch vụ có công dụng tƣơng ứng trong quá trình tổng hợp dịch vụ động.

Thêm vào đó việc tìm kiếm dịch vụ dựa vào các công dụng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một bƣớc tiền xử lý cho các thuật toán tìm kiếm dịch vụ dựa trên các Input, Output cũng nhƣ các thành phần còn lại của dịch vụ, điều đó sẽ giảm bớt đáng kể số lƣợng dịch vụ có các Input và Output và các thành phần còn lại phải so khớp .

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP MỞ RỘNG OWL-S DỰA TRÊN CÔNG DỤNG



Tóm tắt:

Nội dung trong Chương 4 trình bày phương pháp do chúng tôi đề xuất nhằm mở rộng OWL-S Profile dựa trên các công dụng; sự lựa chọn Ontology để chú giải công dụng của OWL-S Profile; ánh xạ OWL-S Profile dựa trên công dụng vào UDDI. So sánh phương pháp chú giải công dụng cho OWL-s Profile với một số phương pháp chú giải ngữ nghĩa cho phương thức web sẽ được trình bày trong cuối chương này.

4.1Mở rộng OWL-S Profile với các công dụng

Một phần của tài liệu biểu diễn ngữ nghĩa của dịch vụ web và tìm kiếm dịch vụ web có hỗ trợ ngữ nghĩa (Trang 39 - 42)