GNS3 thông qua việc sử dụng Dynamips có thể tạo cầu nối giữa interface trên router ảo với interface trên máy thật, cho phép mạng ảo giao tiếp được với mạng thật. Trên hệ thống Windows, thư viện Wincap được sử dụng để tạo kết nối này.
Để kết nối các router ảo trong GNS3 với hệ thống mạng thật ta dùng thiết bị “Cloud”. Trong bài này, ta sẽ sử dụng 1 Router và 1 Cloud (chính là máy tính của mình).
Tìm hiểu về GNS3 Quản lý mạng viễn thông
Nhóm nghiên cứu GNS3-Lớp D09VT1 Page 32
Giả sử ta cần kết nối từ router ảo đến card mạng tên là “Local Area Connection” có địa chỉ là 192.168.1.3
Nhóm nghiên cứu GNS3-Lớp D09VT1 Page 33
- Kéo vào khung làm việc 1 Router và 1 Cloud. Cấu hình cho Cloud: nhấn chuột phải vào biểu tượng Cloud > chọn Configure.
Tìm hiểu về GNS3 Quản lý mạng viễn thông
Nhóm nghiên cứu GNS3-Lớp D09VT1 Page 34
- Hộp thoại Node configurator hiện lên: Chọn C1 > Trong khung Generic Ethernet NIO chọn card mạng thật của máy tính bạn > nhấn Add > nhấn Apply > nhấn OK.
Nhóm nghiên cứu GNS3-Lớp D09VT1 Page 35
- Kết nối vật lý giữa Router và Cloud: Nhấn vào biểu tượng hình que kem > Chọn FastEthernet > nhấn lần lượt vào Router và Cloud > nhấn dấu X > nhấn nút Start hình tam giác.
Tìm hiểu về GNS3 Quản lý mạng viễn thông
Nhóm nghiên cứu GNS3-Lớp D09VT1 Page 36
- Sau khi bạn kết nối vật lý cho mô hình thì ta đặt card mạng cho Router như Mục 3 - Phần 3.
Lưu ý: Lớp mạng của cổng của router kết nối với Cloud phải cùng lớp mạng với máy tính thật
của bạn. Ví dụ cổng F0/0: ip add 192.168.1.10 255.255.255.0
Ngoài ra, như ở mục 1 của phần này mình cũng nêu cách mô phỏng mô hình Manager – Agent chỉ dùng 1 Router bằng cách tạo card mạng ảo Loopback (xem lại Mục 3.2 Phần 3).
Bạn có thể chọn một trong hai cách trên để giả lập mô hình Manager – Agent. Và sau đó sử dụng lệnh ping để kiểm tra.
TỔNG KẾT
Cuối cùng mình xin tổng kết lại các nội dung cơ bản trong bài viết này.
Thứ nhất, chúng ta đã biết thêm một phần mềm có thể giả lập mạng là GNS3. Hiểu rõ hơn về các tính năng, đặc điểm của phần mềm này và cách làm việc với nó. Cụ thể là chúng ta biết cách cài đặt, cách sử dụng (cài đặt card mạng, cấu hình IOS, tính toán giá trị Idle pc…), cách giả lập mô hình mạng.
Thứ hai, phần mềm GNS3 là công cụ hữu ích cho việc học tập môn “Quản lý mạng viễn thông”.
Nhóm nghiên cứu GNS3-Lớp D09VT1 Page 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Quản lý mạng viễn thông, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, 2010; 2. LAB – CCNA, TT đào tạo quản trị mạng Trường Tân;
3. GNS3 Documentation v3.0 beta, Bùi Quốc Hoàn – Diễn đàn AdminVietnam (www.adminvietnam.vn);
4. LAB – Hướng dẫn sử dụng GNS3, TT Đào tạo quản trị mạng và An ninh mạng Quốc tế ATHENA;
5. Các Website tham khảo:
http://forum.bachkhoa-npower.vn http://vi.wikipedia.org http://sinhvienit.net http://tongquanvienthong.blogspot.com http://forum.itlab.com.vn http://www.nhatnghe.com http://qpsolution.com http://www.sysprobs.com