Bằng chứng thực nghiệm sử dụng dữ liệu bảng trong một quốc gia

Một phần của tài liệu SHADOW ECONOM TAX MORALE GOVERNANCE AND INSTITUTIONAL QUALITY a PANEL ANALYSIS (Trang 25 - 29)

Nhìn chung để rút ra kết luận từ so sánh dữ liệu chéo là khó khăn bởi vì không phải tất cả các đặc điểm cụ thể của một đất nước có thể luôn luôn được kiểm soát một cách thỏa đáng. Do đó tác giả đã mở rộng nghiên cứu bằng cách tâp trung điều tra tác động của đạo đức thuế và chất lượng thể chế với cơ sở dữ liệu từ các bang của Thụy Sĩ. Tác giả chọn Thụy Sĩ để phân tích bởi vì thể chế của Thụy Sĩ không đồng nhất, mức độ quyền tham gia các thể chế chính trị có sự khác biệt lớn giữa 26 bang của Thụy Sĩ (xem Kobach, 1994). Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng một thang đo thứ bậc 6- điểm được thành lập bởi Frey và Stutzer (2000) phản ánh mức độ tham gia dân chủ trực tiếp (1 = mức độ thấp nhất và 6 = mức độ cao nhất của sự tham gia).

Để phù hợp với các hồi quy trước, tác giả đã điều tra một mẫu thời kỳ bao gồm các năm 1990, 1995 và 2000, kiểm soát các yếu tố bất biến của bang và bao gồm các ảnh hưởng cố định của bang. Biến đạo đức thuế được lấy từ dữ liệu Điều tra Giá trị Thế giới (WVS) 1995-1997 và Chương trình khảo sát xã hội quốc tế (ISSP) dữ liệu thiết lập "Religion II" (số liệu năm 1999). Các câu hỏi trong ISSP (năm 1999) là: Bạn có cảm thấy đó là sai hay không sai nếu người nộp thuế không báo cáo tất cả thu nhập của mình để nộp thuế thu nhập ít hơn? (1 = không sai, 2 = một chút sai lầm, 3 = sai, 4 = sai trầm trọng). Có sự tương đồng giữa câu hỏi này với một trong những câu hỏi trong WVS nên cho phép tác giả có thể sử dụng cả hai bộ dữ liệu trong một phương trình.

Tác giả sử dụng số liệu của Thụy Sĩ thì có phần hạn chế về số liệu, như là để ước lượng cho biến PROBABILITY OF DETECTION tác giả đã sử dụng số lượng kiểm toán viên kê khai thuế cho mỗi đối tượng nộp thuế (trong ‰) trong mỗi bang và điều này có

thể là một công cụ cho việc nghiên cứu sự sẵn lòng của các bang cho các hoạt động bất hợp pháp mặc dù tác giả không thể khảo sát trực tiếp số thanh tra viên đối phó với nền kinh tế ngầm. Bên cạnh các biến kiểm soát khác như tỉ lệ LABOR FORCE (tỷ trọng việc làm của người dân bang) URBANIZATION (tốc độ đô thị hóa), tác giả cũng đưa ra biến REGISTERED CANTONAL HOUSE PROPRIETORS (tỉ lệ dân số đang kí sở hữu nhà ở mỗi bang) là một biến kiểm soát. Sự cam kết của chủ sở hữu nhà đối với bang của họ là tự nguyện sẽ làm gia tăng chi phí cơ hội cho các lựa chọn ra ra đi để di chuyển sang bang khác có thể hỗ trợ sự sẵn lòng để duy trì tính trung thực, mặt khác chủ nhà có một nhu cầu lớn đối với những thành phần kinh tế có tỷ lệ công việc bất hợp pháp là cao nhất. Schneider và Enste (2002) báo cáo rằng các công việc như: xây dựng, cải tạo, sửa chữa thì cung cấp phần lớn công việc bất hợp pháp (44% tổng số công việc bất hợp pháp) tại Đức và kết quả tương tự cũng áp dụng đối với Thụy Sĩ vì vậy chủ nhà có thể có một động lực mạnh mẽ hơn để tận dụng lợi thế của dịch vụ đó làm tăng quy mô nền kinh tế ngầm.

Bảng 7 trình bày kết quả, ở hai phương trình đầu tiên tác giả đưa biến TAX MORALE vào, tuy nhiên các kết quả này cần được kiểm tra một cách thận trọng như một vài mức độ tự do có sẵn và đạo đức thuế đã được đo bằng hai nguồn dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên tác giả đã tìm thấy một mối tương quan nghịch giữa đạo đức thuế và quy mô của nền kinh tế ngầm, điều này thì phù hợp với các kết quả trước đó. Giả thuyết của tác giả: mức độ cao hơn của quyền tham gia dân chủ trực tiếp dẫn đến một quy mô nền kinh tế ngầm thấp hơn khi kiểm định thì đều cho các hệ số có ý nghĩa thống kê trong tất cả 9 phương trình hồi quy. Trong phương trình 93 và 96, tác giả sử dụng ước lượng 2SLS, ta có thể thấy hệ số DEMOCRATIC PARTICIPATION RIGHTS có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Để phù hợp với các hồi quy chéo, tác giả sử dụng tôn giáo như một biến cho dân chủ trực tiếp bằng việc xây dựng tỉ lệ người dân theo đạo Tin Lành trên tổng dân số bang, sự đa dạng tôn giáo ở Thụy Sĩ cho phép tác giả có thể tiếp cận như vậy và kết quả thực nghiệm ở bảng 7 cho thấy biến này là có hiệu quả trong việc giải thích trách nhiệm chính trị. Hệ số SHARE OF PROTESTANTS là có ý nghĩa thống kê mạnh trong cả hai giai đoạn hồi quy đầu tiên. Tương tự như vậy, kiểm định F để kiểm định tính phù hợp của mô

hình hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoài ra trong bảng 7 tác giả sử kiểm định LR để kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi cho các biến độc lập theo tiêu chuẩn của Anderson và các kết cho thấy mô hình hồi quy trên là phù hợp và không có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các biến độc lâp.

Trong Bảng 7 tác giả cũng trình bày ước lượng OLS cho thấy các hệ số hồi quy beta hoặc hệ số hồi quy được tiêu chuẩn hoá so với độ lớn, trong đó cho thấy mối quan hệ quan trọng của các biến được sử dụng. Để đạt được sai số chuẩn chính xác trong những ước tính, tác giả sử dụng ước lượng sai số chuẩn Huber/ White/ Sandwich. Kết quả trong phương trình 95 cho thấy các hệ số của DIRECT DEMOCRATIC PARTICIPATION RIGHTS là có liên quan trong việc giải thích quy mô của nền kinh tế ngầm.

Nhìn vào các biến kiểm soát, thì ta có thể thấy kết quả nghiên cứu của Friedman và cộng sự (2000) về xu hướng rằng gánh nặng thuế tỷ lệ nghịch với quy mô nền kinh tế ngầm là phù hợp. Thú vị hơn, tác giả đã khám phá ra rằng xác suât xảy ra cao hơn là nó tương quan với một quy mô lớn hơn chứ không phải là một quy mô quy mô nhỏ hơn của nền kinh tế ngầm, mặc dù kết quả là không chính xác trong phương trình 96. Cần lưu ý rằng các nghiên cứu khác tập trung vào việc trốn thuế, tuân thủ thuế và ý thức thuế ở Thụy Sĩ cho thấy rằng các biện pháp ngăn chặn không được thực hiện như mong đợi (xem Pommerehne và Weck - Hannemann 1996, Frey và Feld, 2002; Torgler, 2005a , Torgler và Schaltegger, 2005). Một SHARE OF REGISTERED HOUSE PROPRIETORS cao hơn thì tương quan với một nền kinh tế ngầm cao hơn, hệ số có ý nghĩa thống kê trong tất cả năm hồi quy. Tác giả quan sát thấy xu hướng là URBANIZATION là tương quan với một nền kinh tế ngầm cao hơn, kết quả đã chứng minh giả thuyết mà tác giả đã đưa ra trong phần lý thuyết. Mặt khác, một thành phần cao hơn của việc làm của người dân bang (lực lượng lao động) là tương quan với một nền kinh tế ngầm nhỏ hơn, có vẻ như thời gian hoạt động như một hạn chế của hoạt động trong nền kinh tế ngầm do đó những kết quả này phù hợp với giả thuyết 6 và 7.

Bài viết cho thấy rằng việc cải thiện năng lực quản trị/chất lượng thể chế và đạo đức thuế sẽ giúp làm giảm bớt động cơ tham gia vào nền kinh tế ngầm. Việc sử dụng nhiều hơn 25 biến đại diện cho năng lực quản trị và chất lượng thể chế, sử dụng các kiểm định nội sinh và chạy một loạt các hồi quy đa biến, tác giả đã đưa ra kết quả chứng minh mạnh mẽ cho giả thuyết của mình. Bài nghiên cứu đã mở rộng các mô hình thực nghiệm trước đó về nền kinh tế ngầm bằng cách đưa thêm yếu tố đạo thức thuế và nhiều yếu tố quản trị/ yếu tố thể chế, bên cạnh đó tác giả đưa ra các kiểm định có độ tin cậy cao khi sử dụng dữ liệu bảng quốc tế và quốc gia, điều này đã góp phần quan trọng trong việc xác định quy mô của nền kinh tế ngầm. Hơn nữa, tác giả cũng chứng minh các kết quả nghiên cứu sử dụng phân tích chéo trước đây không những bằng dữ liệu bảng các quốc gia trên thế giới mà còn cho dữ liệu quốc gia.

Điều quan trọng là phải xem xét các khía cạnh đạo đức thuế trong việc tuân thủ các quy tắc và cấu trúc pháp lý cơ bản và bảo đảm quyền sở hữu tài sản quốc gia. Một thất bại của hệ thống pháp luật của một quốc gia sẽ làm xói mòn việc cá nhân và các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế chính thức và đi đến nền kinh tế ngầm. Hạn chế về luật và thủ tục hành chính cũng cản trở sự vận hành của thị trường và gia tăng động lực tham gia vào nền kinh tế ngầm. Một chính quyền hợp pháp và đáp ứng tốt các nguyện vọng của người dân dường như là một điều kiện tiên quyết cần thiết ảnh hưởng đến nền kinh tế ngầm. Nếu các cam kết giữa cá nhân và doanh nghiệp không được thực thi cộng thêm những nỗ lực sản xuất không được bảo vệ, thì động lực hoạt động trong nền kinh tế ngầm sẽ gia tăng. Công dân cảm thấy bị lừa dối nếu nạn tham nhũng tràn lan, gánh nặng thuế của họ không được sử dụng hợp lý, và họ không được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật, tình hình như vậy làm tăng động lực để tham gia vào nền kinh tế ngầm .

Chuẩn mực xã hội, vốn xã hội (theo Cohen và Prusak (2001) định nghĩa:“Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành

tuân theo, hơn nữa vốn xã hội có vẻ là một yếu tố quyết định quan trọng của hiện tượng kinh tế như kinh tế vĩ mô. Ví dụ , Knack và Keefer (1997) tìm thấy trong một phân tích chéo một mối quan hệ mạnh và tích cực đáng kể giữa các biến vốn xã hội (nghĩa vụ công dân ) và tăng trưởng kinh tế, Schaltegger và Torgler (2007) sử dụng dữ liệu cho một bảng tổng hợp của bang Thụy Sĩ trong giai đoạn 1981-2001 cho thấy rằng trách nhiệm giải trình làm tăng cường hiệu suất tài chính. Như Slemrod (1998 ) lập luận rằng vốn xã hội - đo lường bằng sự sẵn lòng nộp thuế tự nguyện - làm giảm chi phí hoạt động của chính phủ và giảm bất công về chi phí cho người dân.

Nghiên cứu như vậy biện minh cho một cái nhìn gần hơn về vốn xã hội và các tổ chức xã hội. Năng lực quản trị và chất lượng thể chế ở một mức độ cao cho phép đưa ra các quản điểm cá nhân của công dân và sự tham gia vào tiến trình chính trị thì minh bạch, điều này làm giảm việc tham gia vào nền kinh tế ngầm và làm giảm vấn đề free-rider (muốn thụ hưởng mà không muốn lao động). Nếu công dân và các nhà chức trách tương tác lẫn nhau với một ý thức trách nhiệm tập thể theo cơ cấu tổ chức rõ ràng thì hệ thống có thể được điều chỉnh tốt hơn, các chính sách hiệu quả hơn và trách nhiệm thúc đẩy một cách hiệu quả khi nó có thể tác động đến các hành vi của chính phủ (Schaltegger và Torgler \, 2007). Mặt khác nếu người dân cảm thấy bị lừa dối, nếu họ tin rằng tình trạng tham nhũng là tràn lan trong chính quyền, gánh nặng thuế của họ không được sử dụng một cách hợp lý, họ không được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật thì sẽ khuyến khích họ tham gia vào khu vực phi chính thức. Cấu trúc thể chế và chất lượng quản trị dường như là một thành phần quan trọng để nhận biết quy mô của kinh tế ngầm .

Một phần của tài liệu SHADOW ECONOM TAX MORALE GOVERNANCE AND INSTITUTIONAL QUALITY a PANEL ANALYSIS (Trang 25 - 29)